UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh
Ngày đăng: 13/04/2023 14:37
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 13/04/2023 14:37
Với mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, ngày 07/04/2023, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 656/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Kế hoạch xác định các mục tiêu cụ thể như sau:
- Về phát triển sản phẩm: Tập trung củng cố, ổn định trên 85% số sản phẩm OCOP giai đoạn 2018-2020.
Trong giai đoạn 2021-2025, phát triển ít nhất 200 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên; nâng cấp, chuẩn hóa, hoàn thiện đạt ít nhất 150 sản phẩm đạt từ 3 sao OCOP trở lên, có ít nhất 02 sản phẩm đạt 5 sao OCOP quốc gia; khuyến khích các sản phẩm có nguồn nguyên liệu rõ ràng, ổn định tham gia OCOP, mỗi năm toàn tỉnh có ít nhất 50 sản phẩm đạt từ 3 sao OCOP trở lên.
- Phát triển chủ thể kinh tế OCOP: Củng cố, phát triển các chủ thể kinh tế tham gia OCOP Đắk Lắk (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, Hộ sản xuất - kinh doanh có đăng ký kinh doanh). Có ít nhất 150 chủ thể kinh tế tham gia OCOP, trong đó hình thành và phát triển mới ít nhất 50 tổ chức.
- Xúc tiến thương mại: Hình thành hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP Đắk Lắk. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển thương hiệu, trong phân phối, tiếp thị sản phẩm, qua đó nâng cao doanh số bán hàng OCOP của các chủ thể kinh tế từ 20%.
- Phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ nhà nước trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã) tối thiểu 01 đợt/năm và lãnh đạo các chủ thể kinh tế tham gia chương trình OCOP tối thiểu 03 đợt/năm.
- Hình thành, triển khai một số Dự án/sản phẩm chủ lực theo hướng liên kết trong sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị (bao gồm cả sản xuất và dịch vụ).
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Kế hoạch đã đưa ra 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm:
Kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành thực hiện Chương trình OCOP.
Tập trung vào công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP.
Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu/phần mềm quản lý chương trình, tăng cường chuyển đổi số.
Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực thực hiện OCOP.
Triển khai thực hiện chu trình OCOP thường niên.
Quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP.
UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung của Kế hoạch này và theo chức năng, nhiệm vụ quản lý chuyên ngành được phân công, chỉ đạo cụ thể hóa thành các nhiệm vụ kế hoạch triển khai thực hiện của Sở, ngành, đoàn thể, địa phương mình trong giai đoạn 2023 - 2025.
Diễm Xuân
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18