UBND tỉnh ban hành Chỉ thị tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh
Ngày đăng: 13/05/2013 14:22
 |
Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn theo dõi tình hình thi hành pháp luật |
Ảnh: X.L |
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật là nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đây là lĩnh vực công tác mới của UBND tỉnh, được triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2010; qua 02 năm thực hiện đã đạt được những kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, bất cập, chủ yếu xuất phát từ việc quan tâm, chưa đầy đủ về công tác này của một số sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Để khắc phục những bất cập, tồn tại trên, đồng thời triển khai có hiệu quả Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật – văn bản mới trong lĩnh vực công tác này, ngày 03/5/2013, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 02/2013/CT-UBND về việc tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (có hiệu lực thi hành từ ngày 13/5/2013). Theo đó:
- Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, gồm: Tham mưu ban hành các văn bản, kế hoạch triển khai thực hiện; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chứctiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và xử lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh; tổng hợp, báo cáo kết quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của UBND tỉnh hàng năm…
- Các cơ quan chuyên mônthuộc UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành và lĩnh vực được phân công; có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp đối với các vấn đề, lĩnh vực có liên quan; tập trung kiện toàn tổ chức pháp chế để thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định (Sở Nội vụ có trách nhiệm chủ trì, tham mưu UBND tỉnh thực hiện việc thành lập, kiện toàn tổ chức, cán bộ pháp chế tại các cơ quan này); tổ chức tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và xử lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực quản lý, cung cấp các thông tin, báo cáo liên quan đến đánh giá, sơ kết, tổng kết thi hành pháp luật của ngành, lĩnh vực; hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực do mình quản lý gửi cho Sở Tư pháp tổng hợp tình hình thi hành pháp luật chung của tỉnh.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm; chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn quản lý; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã; tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và xử lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi địa phương quản lý; cung cấp các thông tin, báo cáo liên quan đến đánh giá, sơ kết, tổng kết thi hành pháp luật; bảo đảm về kinh phí và các điều kiện khác cho việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; tổ chức chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác này trên địa bàn quản lý; hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật gửi cho Sở Tư pháp để tổng hợp tình hình thi hành pháp luật chung của tỉnh.
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị (như: Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh; hàng năm cung cấp thông tin, số liệu, báo cáo về kết quả điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn cho cơ quan tư pháp cùng cấp để tổng hợp tình hình thi hành pháp luật chung của địa phương; mặt khác, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể và cá nhân vào công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Mạnh Hùng.