Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh
Ngày đăng: 30/08/2021 07:55
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 30/08/2021 07:55
Với mục tiêu góp phần thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; phát huy nội lực, nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; đảm bảo đến năm 2025, công trình thủy lợi bảo đảm tưới chủ động cho 85% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới, diện tích cây trồng cạn cần tưới theo quy hoạch đạt 45% (khoảng 205.000 ha), trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 35% (khoảng 160.000 ha) và có 70% tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả. Ngày 03/8/2021, UBND đã ban hành Quyết định số 2114/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Ảnh: Internet
Theo đó, để đạt được mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện như sau:
Thứ nhất, thực hiện có hiệu quả hệ thống thể chế, chính sách: triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách về đầu tư, quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức, sổ tay hướng dẫn về quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; triển khai thực hiện Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh về Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiến tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; hướng dẫn áp dụng các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với từng vùng miền trong tỉnh.
Thứ hai, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng: huy động các nguồn lực xã hội hóa tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thứ ba, củng cố, phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở: rà soát, thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức thủy lợi cơ sở theo Luật Thủy lợi để quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng hoạt động hiệu quả, bền vững; đẩy mạnh thực hiện phân cấp, chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức thủy lợi cơ sở; tăng cường sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp trong việc tổ chức và hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở; tăng cường vai trò, trách nhiệm có sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; định kỳ hàng năm các tổ chức thủy lợi cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tư, áp dụng khoa học công nghệ, đào tạo, truyền thông: áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, ứng dụng công nghệ xây dựng công trình thu trữ nước, bổ cập nước ngầm cho các vùng miền núi, vùng khan hiếm nước tại các huyện: Cư M’gar, Krông Búk, Krông Năng; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tăng cường năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, an toàn đập cho các cán bộ quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện, xã; người trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các Tổ chức thủy lợi cơ sở; tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với công tác quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng để nâng cao nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước, sử dụng nước tiết kiệm qua đó nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh sự tham gia của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là người dân tham gia quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi và chất lượng nước qua hình thức phát động các phong trào thi đua.
Căn cứ vào các nhiệm vụ, giải pháp trên, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; giao các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện; phối hợp triển khai Kế hoạch này, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế./.
Thu Hà
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18