HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 89/2013/NQ-HĐND và Nghị quyết số 94/2013/NQ-HĐND
Ngày đăng: 31/07/2013 14:59
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 31/07/2013 14:59
Ngày 11/7/2013, tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VIII đã thông qua 13 Nghị quyết, trong đó có 1 Nghị quyết quan trọng quy định mức chi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho các chức danh của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh (Nghị quyết số 89/2013/NQ-HĐND) và 1 Nghị quyết về quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025 (Nghị quyết số 94/2013/NQ-HĐND), cụ thể như sau:
1. Nghị quyết số 89/2013/NQ-HĐND:
Theo Nghị quyết, nội dung và các mức hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho các chức danh của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh gồm: Chi hỗ trợ tổ chức các lớp hướng dẫn tập trung và tư vấn trực tiếp cho đối tượng là các cơ quan, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các sáng lập viên của các hợp tác xã chuẩn bị thành lập, đại diện các hợp tác xã đăng ký hoạt động theo qui định của Luật Hợp tác xã (trong đó chi thù lao giảng viên, báo cáo viên, phụ cấp tiền ăn, tiền phương tiện đi lại, thuê phòng nghỉ cho giảng viên thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính); chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho các chức danh trong Ban Quản trị, Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng và Xã viên làm công việc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các hợp tác xã (chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập áp dụng theo quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính); chi hỗ trợ cho các chức danh trong Ban quản trị, Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, kế toán trưởng và Xã viên làm công việc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các hợp tác xã, được hợp tác xã cử đi đào tạo tập trung (chính quy hoặc tại chức) tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề (nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo qui định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ thì được hỗ trợ 70% tiền học phí theo quy định của trường). Nghị quyết cũng quy định cụ thể mức chi tương ứng đối với từng nội dung chi trên đây.
Ngoài ra, các nội dung không quy định trong Nghị quyết này thì thực hiện theo Thông tư số số 66/2006/TT-BTC ngày 17/7/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ và Thông tư số 173/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012 của Bộ Tài chính.
2. Nghị quyết số 94/2013/NQ-HĐND:
Về quy mô: Đến năm 2015 nâng tỷ lệ trẻ em đến nhà trẻ lên 15%, mẫu giáo đạt 80%, trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 99,9%; học sinh đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đạt 99,9%, THCS đạt 90,5%, 75% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT; hằng năm huy động trên 10% học sinh tốt nghiệp THCS dưới 21 tuổi và cán bộ cơ sở ra học bổ túc THPT; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 25-30%. Đến năm 2020 sẽ phải có ít nhất 30% trẻ em trong độ tuổi đến nhà trẻ, trẻ từ 3 -5 tuổi đi mẫu giáo đạt 90%, trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 100%; học sinh đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đạt 100%, THCS đạt 94,5%, 100% học sinh tốt nghiệp THCS được vào học THPT; huy động trên 15% học sinh tốt nghiệp THCS dưới 21 tuổi và cán bộ cơ sở ra học bổ túc THPT; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%.
Về mạng lưới cơ sở giáo dục – đào tạo: Đến năm 2020 mỗi xã, phường, thị trấn đều có trường Mầm non, trường Tiểu học, trường THCS độc lập; mỗi huyện có từ 2 trường THPT trở lên; mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên…
Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục Mầm non theo từng giai đoạn và dưới nhiều hình thức; chuẩn hóa, đào tạo giáo viên Tiểu học, THCS theo địa chỉ huyện, thị xã, thành phố; liên kết với các trường Đại học mở các khóa đào tạo chuyên môn, chính trị và quản lý cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ở trình độ Đại học, sau Đại học (đặc biệt là giáo viên ở các trường chuyên, phân ban); đảm bảo đủ và nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của giáo dục thường xuyên cũng như giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng định hướng đến năm 2025, Đắk Lắk phải phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo có uy tín ở khu vực Tây Nguyên, với chất lượng giáo dục cao ở các cấp học và chất lượng đào tạo đủ sức cạnh tranh trong nước và khu vực ở các ngành: Sư phạm, Kinh tế, Nông – Ngư, Kỹ thuật – Công nghệ.
Kim Dung
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18