Chương trình định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Ngày đăng: 26/05/2022 08:52
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 26/05/2022 08:52
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản, trong đó chiếm ưu thế là khoáng sản làm vật liệu xây dựng (đá, cát, sét), ngoài ra đã phát hiện các loại khoáng sản khác có giá trị kinh tế cao như Vàng, đá quý (saphir, canxêdoan, granat, opan, thạch anh, chì kẽm, fespat, đá vôi, đá hoa, diatomit, beltonit, caolin, đá granit ốp lát). Hiện nay, nghành công nghiệp khai khoáng và định hướng phát triển công nghiệp khai khoáng đối với một số khoáng sản chủ yếu bước đầu hình thành, phát triển. Một số dự án khai thác, chế biến sâu khoáng sản bắt đầu đi vào hoạt động, đáp ứng cơ bản về nhu cầu vật liệu cho các dự án đầu tư xây dựng công trình, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiện nay công tác thông tin dữ liệu địa chất khoáng sản còn hạn chế, công tác quy hoạch, điều tra thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản còn bất cập, thiếu đồng bộ, chưa có sự gắn kết. Nguồn ngân nhà nước thu từ hoạt động khoáng sản chưa được phân bố hợp lý để phát triển kinh tế hạ tầng, bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, phát tiển nguồn lực tại địa phương nơi khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp đầu tư khai thác, chế biến chưa chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ để sử dụng tối đa giá trị khoáng sản, bảo vệ môi trường. Nhận thức của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của nghành địa chất và khai thác khoáng sản chưa đầy đủ. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, sở ban nghành, địa phương trong công tác quản lý nhà nước về địa chất khoáng sản chưa thực sự tốt.
Nhằm cải thiện những hạn chế nêu trên ngày 06/5/2022 ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã đề ra chương trình số 22-CTr-TU về việc thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lượng địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể: Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng; thống nhất và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về địa chất khoáng sản. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng. Tăng cường nguồn lực thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều tra cơ bản tài nguyên đại chất, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Tăng cường đào tạo nguồn lực chất lượng cao, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản./.
Trần Thanh
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18