Chính phủ ban hành Nghị định mới sửa đổi, bổ sung Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý
Ngày đăng: 23/02/2013 07:48
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 23/02/2013 07:48
ảnh: CTV |
Ngày 05/02/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
Nghị định mới đã mở rộng diện được trợ giúp pháp lý đối với con của liệt sĩ, không hạn chế độ tuổi (Theo quy định Nghị định cũ thì con của liệt sĩ dưới 18 tuổi mới được trợ giúp pháp lý); chuẩn hóa tiêu chí người già được trợ giúp pháp lý với việc quy định ngoài điều kiện đủ 60 tuổi trở lên, không có nơi nương tựa thì họ phải là người “sống cô đơn” thay cho sống độc thân”. Khái niệm người tàn tật trong Luật Trợ giúp pháp lý và Nghị định cũ cũng được thay bằng khái niệm người khuyết tật cho phù hợp với Luật Người khuyết tật ban hành năm 2010. Nghị định mới cũng bổ sung nạn nhân của nạn mua bán người theo pháp luật phòng, chống mua bán người thuộc diện hưởng trợ giúp pháp lý.
Nghị định mới cũng sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý (TGPL), chế độ đãi ngộ đối với công chức, viên chức, cộng tác viên TGPL; chế độ quản lý đối với sinh hoạt câu lạc bộ TGPL…, cụ thể:
Nghị định mới xác định rõ Trung tâm TGPL chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên TGPL của Trung tâm gây ra trong quá trình thực hiện TGPL cho người được TGPL. Bộ máy nhân sự của Trung tâm và chi nhánh TGPL cũng được bổ sung chức danh viên chức TGPL; đồng thời để khắc phục bất cập trong việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm, Nghị định mới đã bỏ quy định người được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm phải ít nhất ba năm làm công tác TGPL mà chỉ cần có thời gian công tác pháp luật liên tục từ năm năm trở lên.
Đối với hoạt động TGPL lưu động, Nghị định mới sửa đổi, bổ sung thì Chi nhánh được chủ động tổ chức các đợt TGPL lưu động và khi thực hiện TGPL lưu động thì Trung tâm, Chi nhánh được đề nghị các cơ quan, ban, ngành có liên quan ở địa phương phối hợp cử người đại diện tham gia. Người tham gia TGPL lưu động được hưởng chế độ, chính sách theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức đi công tác.
Nghị định cũng nêu rõ Câu lạc bộ TGPL chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã. Chi phí sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL do Trung tâm TGPL đảm bảo kinh phí (bao gồm chi phí cho việc sao chụp tài liệu và một số khoản chi hợp lý khác), Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện, hỗ trợ về địa điểm và nước uống đồng thời Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập và phê duyệt Điều lệ của Câu lạc bộ TGPL trên cơ sở Điều lệ mẫu về Câu lạc bộ TGPL do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
Nghị định mới cũng sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách đối với trợ giúp viên pháp lý, ngoài việc được xếp lương và trả lương theo bảng lương các ngạch viên chức theo quy định của pháp luật; Trợ giúp viên pháp lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có). Khi tham gia tố tụng, thực hiện đại diện ngoài tố tụng, hòa giải, Trợ giúp viên pháp lý được hưởng chế độ bồi dưỡng vụ việc bằng 20% mức bồi dưỡng áp dụng đối với cộng tác viên. Bổ sung quy định Trợ giúp viên pháp lý có trang phục riêng của ngành.
Đối với Cộng tác viên TGPL thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng thì mức bồi dưỡng được nâng lên bằng 0,2 mức lương tối thiểu/01 ngày làm việc của cộng tác viên.
Ngoài ra, các quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, đánh giá chất lượng vụ việc, kiến nghị trong TGPL… cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và các văn bản pháp luật hiện hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 31/3/2013.
Phương Lan
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18