Tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017
Ngày đăng: 14/11/2017 15:49
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 14/11/2017 15:49
Nhằm triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trên địa bàn tỉnh, ngày 01/11/2017, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (kèm theo Quyết định số 3026/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk).
Với mục đích, yêu cầu là xác định các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, kết quả đầu ra và trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức; đề cao trách nhiệm và đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, có hiệu quả của các sở, ban, ngành, với các đơn vị, địa phương, tổ chức, đoàn thể liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thi hành, Kế hoạch đã xác định các công việc, cụ thể phải triển khai như sau:
1. Tổ chức quán triệt, truyền thông về nội dung Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và hoạt động trợ giúp pháp lý: bao gồm 02 hoạt động: Tổ chức hội nghị quán triệt Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Truyền thông về nội dung của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và hoạt động trợ giúp pháp lý. Đây là một trong những hoạt động quan trọng, nhằm tăng cường công tác truyền thông về nội dung của Luật Trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội về quyền được trợ giúp pháp lý và ý nghĩa của công tác này.
2. Rà soát, xây dựng các văn bản liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý, bao gồm các hoạt động: Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh về công tác trợ giúp pháp lý; Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để bảo đảm phù hợp với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý: Nội dung này rất quan trọng trong việc bảo đảm triển khai thi hành hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý 2017, với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người dân, bao gồm 03 hoạt động như sau: Tổ chức tập huấn chuyên sâu các nội dung của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý; Tổ chức lồng ghép trong các đợt tập huấn về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách hoạt động trợ giúp pháp lý tại các ngành Công an, Tòa án, Kiểm sát và các cơ quan, tổ chức; Tổ chức tập huấn kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý.
4. Rà soát người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh để triển khai các nhiệm vụ theo quy định của Luật TGPL: gồm 05 hoạt động: Rà soát đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý được bổ nhiệm để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa chức danh người thực hiện TGPL theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý; Rà soát Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đã được thành lập để tham mưu UBND tỉnh phương án duy trì hoặc sáp nhập, giải thể các Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định; Rà soát tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 để các cá nhân, tổ chức này có kế hoạch hoàn thiện các yêu cầu theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Rà soát luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện tham gia trợ giúp pháp lý để chủ động dự kiến được nguồn lực (nhân lực và kinh phí) thực hiện trợ giúp pháp lý, bảo đảm đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người thuộc diện trợ giúp pháp lý; Rà soát, thống kê người thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 trên địa bàn tỉnh để chủ động dự kiến việc đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của đối tượng.
Ngoài ra, còn 03 nội dung khác cũng được xác định trong Kế hoạch này, gồm: Cập nhật, công bố Danh sách tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Rà soát, công bố các thủ tục hành chính về hoạt động trợ giúp pháp lý; Sử dụng Trang thông tin điện tử trợ giúp pháp lý, phần mềm quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.
Tại Kế hoạch, UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức, theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Kế hoạch này với những nội dung phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương sẽ tạo thuận lợi cho các đơn vị, địa phương chủ động trong việc tổ chức triển khai Luật Trợ giúp pháp lý từ 01/01/2018.
THU TRANG
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18