Tăng cường các giải pháp bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững
Ngày đăng: 16/11/2016 16:29
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 16/11/2016 16:29
Ngày 10/10/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các ban, ngành, đơn vị của tỉnh tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt một số nội dung nhằm tăng cường các giải pháp bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững. Cụ thể là:
1. Các cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo kiểm tra và đôn đốc thực hiện nghiêm túc chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên theo Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị và chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 của Văn phòng Chính phủ. Không chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên hiện còn sang mục đích khác, kể cả các dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai (trừ các dự án phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh đặc biệt); chấm dứt mọi hình thức chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo trong các dự án sang trồng cây công nghiệp và các loại cây trồng khác.
2. Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh:
- Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các dự án đầu tư có chuyển đổi rừng sang các cây trồng khác, kể cả việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp từ năm 2006 đến nay; thống kê phân loại đối với các dự án từ khi khảo sát, phê duyệt và tổ chức thực hiện chuyển đổi rừng. Trên cơ sở đó báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Chính phủ xem xét cụ thể, cho chủ trương giải quyết chuyển đổi rừng để xây dựng các công trình công cộng, giải quyết đất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, các dự án ổn định dân di cư tự do trước đây đã dự kiến lấy từ quỹ đất có rừng do không thể cân đối từ quỹ đất khác. Kiên quyết thu hồi diện tích rừng, đất lâm nghiệp thuộc các dự án vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng quy định. Phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân lợ dụng chủ trương cải tạo, chuyển đổi rừng nghèo kiệt để trục lợi.
- Kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế để hoàn thành công tác trồng rừng thay thế theo đúng kế hoạch; xử lý theo quy định đối với các chủ đầu tư không chấp hành; kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án, doanh nghiệp thủy điện không chấp hành trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Phối hợp xem xét, giải quyết kịp thời tình trạng dân di cư tự do phá rừng lấy đất sản xuất. Tổ chức giải tỏa, thu hồi diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm và có kế hoạch phục hồi, trồng lại rừng. Khẩn trương giải quyết tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp giữa người dân tại chỗ với các chủ rừng, chủ đầu tư dự án, không để tạo ra “điểm nóng” và khiếu kiện đông người. Đẩy mạnh các biện pháp giảm nghèo, ổn định cuộc sống của người dân sống trong và gần rừng; tăng cường các biện pháp nhằm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tăng cường quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ, đình chỉ hoạt động và xử lý các cơ sở chế biến gỗ vi phạm các quy định của Nhà nước. Thu hồi, không cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở chế biến gỗ không đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp hoặc không có trong quy hoạch các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ chuyển đổi sang các lĩnh vực kinh doanh khác.
- Đẩy nhanh tiến độ tổ chức, sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp gắn với thực hiện việc quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên rừng có hiệu quả.
- Trên cơ sở Dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2020, triển khai xây dựng Dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, với mục tiêu tăng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn năm 2015 từ 39,2% lên 43% vào năm 2020.
3. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị khẩn trương rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, chủ rừng trên địa bàn trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, ngăn chặn và xử lý xâm hại rừng. Qua đó kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện của cơ quan, đơn vị, làm rõ trách nhiệm để có biện pháp xử lý, khắc phục những mặt tồn tại, khuyết điểm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
4. Đảng ủy Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp chặt chẽ với Chi cục kiểm lâm tỉnh và các lực lượng chức năng khác của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các địa phương có kế hoạch cụ thể phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, nhất là người đứng đầu, người có thẩm quyền nhưng thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, có tiêu cực, để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
5. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ để đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng, gắn với việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, đơn vị.
6. Các cấp ủy đảng, chính quyền theo chức năng, nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nội dung trên; Ban Cán sự đảng UBND tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc và phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, các ban của Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc tổ chức triển khai Chỉ thị.
B. L
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18