Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
Ngày đăng: 18/09/2016 10:45
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 18/09/2016 10:45
Ngày 11/7/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ban hành Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và ngwoif lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện các nội dung cụ thể sau:
1. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
Đối với việc cưới: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị khi tổ chức việc cưới cho bản thân, hoặc đứng ra tổ chức việc cưới cho người thân trong gia đình phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về việc cưới, pháp luật về hôn nhân và gia đình và các quy định pháp luật khác có liên quan. Khi tổ chức cưới phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và hoàn cảnh của hai gia đình; các thủ tục cưới nên gộp chung thành một thủ tục, không nặng về thách cưới, đòi hỏi lễ vật; trang trí lễ cưới giản dị, tránh phô trương, lãng phí; trang phục cô dâu chú rể đẹp, lịch sự, phù hợp với văn hóa dân tộc, tôn giáo; âm nhạc sử dụng trong đám cưới phải lành mạnh, không ảnh hưởng đến cộng đồng khu dân cư; không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; chỉ mời khách dự tiệc cưới trong phạm vi gia đình, họ tộc thân thích, bạn bè và đồng nghiệp thân thiết; không mời khách dự tiệc cưới nhiều lần, nhiều nơi đối với cùng một đám cưới. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không trực tiếp tham gia phục vụ lễ cưới và không tham dự lễ cưới trong giờ hành chính; không uống rượu, bia nếu đám cưới trong giờ nghỉ trước giờ làm việc buổi chiều để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc; không điều khiển phương tiện giao thông khi sử dụng rượu, bia vượt quá nồng độ cho phép; không hút thuốc lá trong phòng tiệc cưới. Không sử dụng khuôn viên cơ quan, đơn vị để tổ chức lễ cưới; không sử dụng công quỹ để mừng cưới phục vụ cho mục đích cá nhân…
Đối với việc tang: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi đứng ra tổ chức việc tang cho người thân trong gia đình phải tuân thủ các quy định của pháp luật về việc tang, về đăng ký và quản lý hộ tịch, về bảo vệ môi trường, về y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan.Lễ tang phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc và hoàn cảnh gia đình; thời gian và việc vệ sinh trong quàn, ướp, khâm liệm, mai táng thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Y tế; các nghi lễ tổ chức theo phong tục, tập quán; không tổ chức các hủ tục như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc thuê; việc mặc tang phục và treo cờ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương, dân tộc và tôn giáo, chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang; nhạc tang phải lành mạnh, phù hợp phong tục, tập quán, dân tộc, độ ồn không ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư; không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; việc tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nghiêm cấm việc rải các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và ngoại tệ trên đường đưa tang; không sử dụng công quỹ để phúng viếng phục vụ cho mục đích cá nhân; không sử dụng xe công phục vụ đám tang…
Khi tham gia lễ hội, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về lễ hội, nội quy, quy định của Ban Tổ chức lễ hội. Việc đặt tiền lễ, tiền công đức, tiền giọt dầu đúng nơi quy định của Ban Quản lý lễ hội, Ban Quản lý di tích; không ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ, đặt tiền, cài tiền vào tượng phật và thực hiện các hành vi phản cảm khác; không đổi tiền hưởng chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. Không sử dụng xe công đi dự lễ hội; không tham dự lễ hội trong giờ hành chính…
2. Thực hiện sử dụng hiệu quả thời gian làm việc:
Để sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc tại các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, người lao động có trách nhiệm: chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị; có mặt đúng giờ tại công sở theo giờ hành chính hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan, đơn vị; hằng ngày, tuần, tháng, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải chủ động xây dựng kế hoạch công tác, lịch làm việc khoa học, phù hợp; không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn, về sớm, không chơi games, đánh bài trong giờ làm việc; không uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, kể cả vào bữa ăn giữa hai ca trong ngày làm việc và ngày trực.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/7/2016.
Phan Hiền
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18