Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
Ngày đăng: 13/01/2014 09:27
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 13/01/2014 09:27
Ngày 21/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 192/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước. Nghị định gồm 6 chương 57 điều áp dụng cho các đối tượng là cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực nêu trên. Theo đó, áp dụng hình phạt tiền đối với các tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước cụ thể như sau:
Từ 1 – 5 triệu đồng đối với: Hành vi mua sắm tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có tổng giá trị một lần mua dưới 100.000.000 đồng; mua sắm tài sản có giá trị vượt dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản; hành vi thuê tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền; thuê tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản không đúng hình thức, trình tự theo quy định của pháp luật; hành vi bố trí, sử dụng tài sản có giá trị vượt dưới 50 triệu đồng, bố trí, sử dụng tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản dùng không đúng mục đích; hành vi cho mượn tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng; hành vi dùng tài sản để trao đổi, biếu, tặng cho tài sản Nhà nước có giá trị dưới 100 triệu đồng; hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hành vi sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền có giá trị dưới 100.000.000 đồng; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc thông báo công khai bán đấu giá tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; không thực hiện thẩm định giá để làm căn cứ xác định giá khởi điểm khi xử lý tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức bán; không thực hiện bán đấu giá tài sản đối với những trường hợp theo quy định của pháp luật phải thực hiện bán đấu giá trong trường hợp tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng; hành vi không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo quy định của pháp luật trong trường hợp tài sản là xe ô tô; tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên; hành vi tẩy, xóa, sửa chữa báo cáo kê khai tài sản làm sai lệch số liệu về tài sản nhà nước so với hiện trạng của tài sản; truy cập, xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, phá hoại, làm thay đổi số liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước, cấu trúc chương trình phần mềm...
Từ 10 - 20 triệu đồng đối với: Hành vi mua sắm tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, trường hợp mua sắm tài sản có giá trị vượt từ 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản trở lên; hành vi cho thuê tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền; hành vi thuê tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản không đúng hình thức, trình tự theo quy định của pháp luật; hành vi bố trí, sử dụng tài sản có giá trị vượt từ 100.000.000 đồng trở lên, trường hợp bố trí, sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; hành vi cho mượn tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản dùng để trao đổi là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; hành vi thực hiện thẩm định giá để làm căn cứ xác định giá khởi điểm khi xử lý tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức bán; không thực hiện bán đấu giá tài sản đối với những trường hợp theo quy định của pháp luật phải thực hiện bán đấu giá tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp...
Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng trở lên đối với: Hành vi không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo quy định của pháp luật nếu tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp bị phạt từ 20 – 30 triệu đồng; hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng; hành vi biếu, tặng cho tài sản nhà nước không đúng quy định bị phạt 20 – 50 triệu đồng.
Ngoài hình thức phạt tiền Nghị định còn quy định rõ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2014 thay thế Nghị định số 66/2012/NĐ-CP ngày 06/9/2012 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và Nghị định số 25/2007/NĐ-CP ngày 12/ 5/ 2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia; thay thế các Điều 24, 25, 26 và Mục 2, Mục 3 Chương III Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18/ 8/2006 của Chính phủ quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
B.L
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18