UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2014
Ngày đăng: 31/03/2014 10:40
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 31/03/2014 10:40
Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế tỉnh nhà còn gặp nhiều khó khăn, việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong sử dụng các nguồn lực nhà nước, xã hội để góp phần dành nguồn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, cho an sinh xã hội và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác là rất cần thiết và cần được các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và cán bộ công chức, viên chức trong toàn tỉnh quán triệt và nghiêm túc thực hiện. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, ngày 24/01/2014, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động về thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2014 (ban hành kèm theo Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 24/01/2014 của UBND tỉnh) yêu cầu các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh nghiêm chỉnh thực hiện việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong các lĩnh vực sau:
1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước trong tất cả các khâu: Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước, dự toán phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với nhiệm vụ của từng cơ quan và nguồn kinh phí được giao, tập trung ưu tiên nguồn kinh phí bố trí thực hiện chế độ cải cách tiền lương và chi trả các khoản phụ cấp, thực hiện các chính sách an sinh xã hội; tăng cường công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu (bao gồm cả nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính) như triển khai quyết liệt các biện pháp chống thất thu ngân sách, chống chuyển giá, kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng, đẩy mạnh thu hồi nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế…; kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thông qua các hình thức như tận dụng khai thác có hiệu quả tài sản hiện có, hạn chế mua xe công nếu không thật sự cần thiết, thực hiện tiết giảm tối đa trong sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trong việc chi điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí lễ hội, hội nghị, hội thảo, chi phí đi công tác và các khoản chi chưa cần thiết khác…; tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm để mở rộng và đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, đơn vị; tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu, các chính sách, chương trình, dự án an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ, bảo đảm kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả; thực hiện nghiêm túc, công khai, dân chủ trong dự toán, quyết toán tài chính, mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật.
2. Trong đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước: Tổ chức tổng kết, đánh giá công tác phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đề xuất cơ chế, chính sách để thực hiện tốt hơn trong giai đoạn tới; thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình về công tác đầu tư xây dựng hiện hành, triển khai các dự án, hạng mục đã có trong quy hoạch hoặc đã được ghi vốn đầu tư, thực hiện đúng quy trình về công tác đấu thầu, đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, đúng với nhu cầu thực tế của đơn vị để tránh đầu tư dàn trải, chỉ đạo bàn giao công trình đưa vào sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả…; triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, khắc phục và xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản…; thực hiện việc rà soát, tổ chức, sắp xếp lại các Ban quản lý dự án đầu tư theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, đủ năng lực chuyên môn, tách các đơn vị tư vấn đầu tư và xây dựng với chủ đầu tư, chủ dự án; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong đầu tư xây dựng; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát các công trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
3. Trong công tác mua sắm tài sản, vật tư, hàng hóa các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước: Thực hiện mua sắm tài sản, vật tư, hàng hóa theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan; thủ trưởng các cơ quan được giao quản lý sử dụng tài sản nhà nước khi thực hiện mua sắm cần lựa chọn đơn vị có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật để thực hiện dịch vụ thẩm định giá mua sắm tài sản đảm bảo đúng phương pháp thẩm định giá cả, phù hợp với thị trường và tiết kiệm chi phí ngân sách nhà nước.
4. Trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ của cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước, công trình phúc lợi công cộng: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, đặc biệt là rà soát lại hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện việc kiểm tra, rà soát diện tích đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ để bố trí sử dụng có hiệu quả, đúng chế độ; củng cố, hoàn thiện, vận hành có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước; tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ của các cơ quan, tổ chức.
5. Trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chú trọng các nguồn tài nguyên khoáng sản, đất đai, rừng, nước và các lĩnh vực ảnh hưởng lớn đến môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc giao đất, sử dụng đất đối với các dự án đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản, không gia hạn, bổ sung hoặc cấp mới giấy phép khai thác tài nguyên, khoáng sản cho các doanh nghiệp vi phạm hoặc không đảm bảo đúng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, tăng cường bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, phát triển nhanh rừng sản xuất…
6. Đào tạo, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động, cải cách hành chính trong khu vực nhà nước: Các Sở, ngành có liên quan cần: Tăng cường kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính và xử lý công việc của cơ quan; nghiên cứu, xây dựng, công bố tiêu chuẩn bắt buộc về trình độ pháp luật đối với cán bộ, công chức, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức và tổ chức thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh, có nhiều hơn nữa các chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nhân tài và phát huy năng lực cá nhân; tăng cường thanh tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân, thực hiện cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh; rà soát, đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề…
7. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp: Cần xây dựng, ban hành các cơ chế, định mức, tiêu chuẩn, chế độ quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực được nhà nước giao, thực hiện kiểm toán bắt buộc và công khai tài chính; thực hiện triệt để công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, tăng lợi nhuận doanh nghiệp; tăng cường giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực nhà nước giao cho doanh nghiệp Nhà nước, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của đại diện chủ sử hữu tại doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn.
8. Tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân: Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp với Sở Công thương tổ chức rà soát cân đối cung cầu các loại hàng hóa phục vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh…, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nguồn hàng để bình ổn giá, tránh tình trạng tăng giá đột biến gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức về ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng mô hình mẫu về tổ chức lễ hội, đám cưới, đám tang và các hoạt động văn hóa khác, đảm bảo thật tiết kiệm, lành mạnh, văn minh và giữ gìn thuần phong, mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc; tăng cường tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trang Đài
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18