Từ ngày 01/01/2016, giao thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yêu tố nước ngoài cho UBND cấp huyện
Ngày đăng: 22/01/2015 07:42
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 22/01/2015 07:42
Đó là một trong những điểm mới quan trong của Luật Hộ tịch (đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014). So với các quy định của pháp luật về hộ tịch trước đây thì Luật Hộ tịch có nhiều nội dung mới đáng chú ý, trong đó có việc giao thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài cho UBND cấp huyện; bổ sung số định danh cá nhân vào nội dung đăng ký khai sinh; xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử…
Về thẩm quyền đăng ký hộ tịch: Luật Hộ tịch giao thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài cho UBND cấp huyện giải quyết (theo quy định hiện hành, việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh), nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, đồng thời để UBND cấp tỉnh tập trung làm tốt chức năng quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương. Bên cạnh việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài, UBND cấp huyện vẫn tiếp tục thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước, xác định lại dân tộc như trước đây. Bên cạnh đó, về thẩm quyền đăng ký khai sinh, trước đây việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được ưu tiên cho UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ, nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh thì Luật Hộ tịch đã mở rộng theo hướng UBND cấp xã nơi cư trú của người cha và người mẹ đều có thẩm quyền đăng ký khai sinh.
Về bổ sung số định danh cá nhân vào nội dung đăng ký khai sinh: Theo đó, tại Điều 14 về nội dung đăng ký khai sinh, ngoài thông tin về cha, mẹ của người được đăng ký, còn phải ghi số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Số định danh cá nhân này được lấy từ cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Ngoài ra, Luật Hộ tịch còn quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch là nơi lưu giữ toàn bộ thông tin hộ tịch của mọi cá nhân, làm cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, phục vụ yêu cầu tra cứu thông tin, quản lý, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ sở dữ liệu hộ tịch bao gồm Sổ hộ tịch và cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, là căn cứ để cấp bản sao trích lục hộ tịch. Sổ hộ tịch là căn cứ để lập, cập nhật, điều chỉnh thông tin hộ tịch của cá nhân trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Như vậy, khi đăng ký hộ tịch, công chức Tư pháp – Hộ tịch sẽ ghi nội dung thông tin hộ tịch của cá nhân vào sổ hộ tịch, cập nhật vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định danh cá nhân. Chính phủ sẽ quy định chi tiết về vấn đề này.
Luật Hộ tịch có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2016./.
Đăng Hưng
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18