Triển khai thực hiện Đề án “Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người”
Ngày đăng: 22/06/2017 11:17
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 22/06/2017 11:17
Ngày 15/5/2017, Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 02/KH-BCĐ-CAT nhằm triển khai thực hiện Đề án “Hợp tác quốc tế về Phòng chống mua bán người” và Chương trình phòng, chống mua bán người (sau đây gọi tắt là Đề án 5, chương trình 130/CP) giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch đã đề ra 4 nội dung công tác trọng tâm như sau:
Thứ nhất, các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND huyện, thị xã, thành phố cần xác định rõ trách nhiệm, tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nội dung của Đề án 5, Chương trình 130/CP phù hợp với chức năng nhiệm vụ và tình hình của địa bàn. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nội dung của Đề án 5 và Chương trình 130/CP.
Thứ hai, tăng cường hợp tác quốc tế trong trao đổi, chia sẻ thông tin đối ngoại, truyền thông nâng cao năng lực phòng, chống mua bán người bằng cách duy trì trao đổi thường xuyên, kịp thời và đầy đủ thông tin đối ngoại ; tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, nhất là tuyên truyền ngày 30/7 “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”; tổ chức “Tháng hành động vì trẻ em năm 2017” với chủ đề “Phòng, chống xâm hại trẻ em”, tăng cường truyền thông quảng bá về đường dây nóng 18001567 “Tư vấn và hỗ trợ trẻ em phòng, chống mua bán người”. Ngoài ra, tăng cường sự phối hợp của cơ quan chức năng hai tỉnh trong hoạt động tuyên truyền, đồng thời, duy trì cơ chế giao ban, trao đổi thông tin theo thỏa thuận hợp tác trong thực hiện công tác phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm mua bán người nói riêng trên tuyến biên giới Đắk Lắk - Mondulkiri.
Thứ ba, hợp tác quốc tế trong điều tra, truy tố và xét xử tội phạm mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; thực hiện tốt công tác trao đổi thông tin, thiết lập đường dây nóng, xác định đầu mối điều tra, bắt giữ, chuyển giao, truy nã đối tượng phạm tội với các cơ quan chức năng của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức Interpol, Aseanapol. Đặc biệt, cần phải phối hợp có hiệu quả với cơ quan chức năng tỉnh Mondulkiri - Campuchia trong xác minh, giải quyết vụ việc mua bán người, truy bắt đối tượng phạm tội; giải cứu, bảo vệ và hồi hương nạn nhân bị mua bán.
Thứ tư, thực hiện các điều ước quốc tế và cam kết quốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên, đó là triển khai thực hiện Quyết định số 2647/QĐ-CTN ngày 13/12/2016 của Chủ tịch nước về phê chuẩn công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, Quyết định số 605/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước TOC), các hiệp định hợp tác song phương đã ký kết giữa Việt Nam với Campuchia, Lào, Thái Lan và Trung Quốc về phòng, chống mua bán người. Ngoài ra, tiến hành đánh giá việc tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế, cam kết quốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên trên địa bàn tỉnh theo định kỳ; tiếp tục hoàn thiện nội dung trong thỏa thuận hợp tác về phòng, chống tội phạm giữa tỉnh Đắk Lắk với tỉnh Mondulkiri - Campuchia; tham gia đầy đủ các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tập huấn về phòng, chống mua bán, người do các Bộ, ngành Trung ương phối hợp tổ chức./.
Phương Linh
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18