Trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài sẽ được bảo vệ trong trường hợp cần thiết
Ngày đăng: 24/03/2016 10:43
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 24/03/2016 10:43
Ngày 22/2/2016, liên Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết.
Theo đó, việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi của nước ngoài được cha mẹ nuôi trực tiếp thông báo hoặc thông qua sự hỗ trợ của tổ chức con nuôi nước ngoài về tình hình phát triển của con nuôi cho Bộ Tư pháp và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của Luật Nuôi con nuôi. Việc thông báo sẽ thực hiện qua đường bưu điện, fax, hoặc scan gửi theo thư điện tử… Căn cứ vào Quyết định cho trẻ làm con nuôi nước ngoài và biên bản giao nhận con nuôi, nếu không thấy cha mẹ nuôi thông báo tình hình phát triển của trẻ em theo định kỳ thì Bộ Tư pháp yêu cầu các tổ chức con nuôi nước ngoài hoặc Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận đôn đốc cha mẹ nuôi thông báo tình hình phát triển của trẻ. Hàng năm, căn cứ thông tin về tình hình phát triển của trẻ em do cha mẹ nuôi cung cấp và báo cáo tổng hợp tình hình phát triển của trẻ do tổ chức con nuôi nước ngoài nộp, Bộ Tư pháp lập báo cáo đánh giá tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài, gửi cho Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp và Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội phải cung cấp thông tin tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, hòa nhập của trẻ em khi có yêu cầu của cha mẹ đẻ, người giám hộ và cơ sở nuôi dưỡng trẻ em cư trú trước khi được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài…
Việc bảo vệ trẻ em cho làm con nuôi nước ngoài trong trường hợp cần thiết: sau khi tiếp nhận Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài, Bộ Tư pháp gửi bản fax hoặc bản scan Quyết định theo thư điện tử cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để theo dõi và thực hiện bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết (bị xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em); đồng thời, thông báo cho Bộ Ngoại giao để phối hợp. Nếu trong trường hợp trẻ cần bảo vệ thì Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, phản ánh và thông báo cho nhau. Bộ Tư pháp liên hệ với Cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế của nước nhận, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đề nghị cung cấp thông tin xác thực về tình trạng cụ thể của trẻ em. Sau khi có thông tin xác thực về trường hợp trẻ em cần được bảo vệ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành các biện pháp liên lạc, tiếp xúc, thăm hỏi và đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của trẻ em…
Ngoài ra, Thông tư liên tịch còn quy định việc hỗ trợ con nuôi tìm hiểu thông tin về nguồn gốc, giải quyết các trường hợp trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài quay trở lại Việt Nam.../.
Thảo Linh
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18