Thực hiện quyền bầu cử với niềm tự hào và trách nhiệm
Ngày đăng: 19/05/2016 06:15
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 19/05/2016 06:15
Từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 06/01/1946 cho đến nay, ngày bầu cử đã thực sự trở thành một ngày hội, sinh hoạt chính trị của dân tộc. Bầu cử là việc người dân quyết định lựa chọn những cá nhân mình tin tưởng để nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền. Đây chính là hình thức thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp của nhân dân, là hình thức giám sát tốt nhất, cao nhất của nhân dân đối với hoạt động của nhà nước. Quyền bầu cử là một quyền chính trị rất quan trọng, đó là vinh dự và cũng là trách nhiệm của mỗi công dân.
Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân”, việc quy định quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Nhà nước ta hiện nay là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, mỗi công dân khi cầm lá phiếu trên tay đều thực sự tự hào vì là thành viên của một xã hội dân chủ, công dân của một đất nước tự do và độc lập - một nền độc lập được viết nên bởi những trang sử hào hùng của cả dân tộc. Đối với những công dân lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử, họ còn tự hào vì đây là sự kiện đánh dấu sự trưởng thành trong tư cách, trong lối sống và cả trưởng thành trong trách nhiệm đối với Tổ quốc.
Bầu cử là quyền của công dân, tức là công dân có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình và không ai được ép buộc họ. Tuy nhiên, thực hiện quyền bầu cử chính là thực hiện trách nhiệm đối với tổ quốc. Vì vậy, mỗi công dân cần phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với lá phiếu bầu cử. Lá phiếu bầu không phải là sự điểm danh về số lượng, mà là quyết định, lựa chọn của mỗi người đối với việc xây dựng và đổi mới đất nước. Mỗi lá phiếu của cử tri mang trong mình sứ mệnh cao cả, góp phần xây dựng đất nước ngày một dân chủ, tiến bộ hơn. Hiện nay, phần đông cử tri đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc bầu cử, nên họ rất kỹ lưỡng trong việc lựa chọn, nhằm chọn lựa những người có tài, có đức, có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để gánh vác trọng trách của đất nước. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận không nhỏ cử tri còn thờ ơ với trách nhiệm công dân của mình. Họ không thực sự quan tâm thực hiện quyền bầu cử, nhờ người khác bầu thay, hoặc có tham gia bầu cử nhưng cũng chỉ mang tính hình thức, bầu theo cảm tính, bầu cho xong mà không cần biết người mình chọn lựa là người như thế nào, sẽ làm được gì cho đất nước, cho nhân dân. Đó cũng chính là sự thờ ơ với lịch sử và vận mệnh của đất nước.
Tham gia bầu cử không chỉ là sự thực hiện quyền của mình mà còn là thể hiện niềm tin vào Đảng, nhà nước, đặt kỳ vọng vào tương lai tươi đẹp hơn của đất nước mình, địa phương mình. Do đó, nhận thức và thực hiện tốt quyền bầu cử là trách nhiệm lớn lao của mỗi công dân.
Phan Thị Hiền
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18