Thông tư mới quy định về báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật
Ngày đăng: 23/01/2014 10:16
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 23/01/2014 10:16
Trên cơ sở những nội dung quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 3, ngày 18/12/2013, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 21/2013/TT-BTP quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp đảm bảo cho hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Thông tư, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2014 và thay thế Thông tư 18/2010/TT-BTP ngày 05/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật, với một số nội dung như sau:
Báo cáo viên pháp luật (được quy định dựa trên cơ sở khoản 1, khoản 2 Điều 35 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật) đó là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và đảm bảo các tiêu chuẩn như: Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác; có khả năng truyền đạt; có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
Thông tư quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đề nghị công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên.Theo đó, công nhận báo cáo viên trong trường hợp: có công văn đề nghị công nhận báo cáo viên theo quy định, có danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên theo mẫu quy định. Những người tự nguyện xin thôi, không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm... thì miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
Song song với việc quy định về báo cáo viên thì Thông tư cũng quy định chi tiết về tuyên truyền viên pháp luật. Những người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận làm tuyên truyền viên và được cung cấp văn bản, được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, hưởng thù lao, chế độ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tuyên truyền viên thực hiện các hành vi bị cấm, bị tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, không còn uy tín trong cộng đồng dân cư thì buộc cho thôi làm tuyên truyền viên.
Mặt khác, Thông tư còn quy định về một số biện pháp đảm bảo cho hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật như: Áp dụng các biện pháp củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng bằng việc cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, thông tin, tài liệu pháp luật chuyên ngành, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý; đồng thời, áp dụng biện pháp quản lý, sử dụng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thông qua việc niêm yết công khai danh sách, quyết định công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên, tuyên truyền viên, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện đảm bảo cho báo cáo viên, tuyên truyền viên hoạt động, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng và áp dụng biện pháp bảo đảm về tài chính cho hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
M.L
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18