Phối hợp trong việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em theo quy định của Luật Nuôi con nuôi
Ngày đăng: 29/09/2015 07:59
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 29/09/2015 07:59
Để tiếp tục thực hiện Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành; đồng thời, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ động nắm được số lượng trẻ em cần được giải quyết cho làm con nuôi trong phạm vi toàn tỉnh, mở rộng phạm vi tìm gia đình cha mẹ nuôi trong nước đối với trẻ em không có gia đình, Sở Tư pháp vừa có văn bản đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội rà soát, tổng hợp danh sách trẻ em hiện đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng (bao gồm cả các cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập do ngành Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý) theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi; Điều 6 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi và Thông tư số 15/2014/TT-BTP ngày 20/5/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở lên, hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột cung cấp cho Sở Tư pháp để thực hiện các biện pháp tìm gia đình thay thế, cụ thể như sau:
1. Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng mà không phải là trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ và danh sách trẻ em gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho ý kiến trước khi gửi cho Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: Quyết định tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng; Giấy khai sinh của trẻ em; biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng; giấy khám sức khỏe; hồ sơ tiếp nhận ban đầu đối với trẻ em mồ côi hoặc trẻ em mà cha mẹ đẻ, người thân thích không có khả năng nuôi dưỡng.
2. Khi tiếp nhận hoặc trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, nếu thấy trẻ em thuộc diện bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác; trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế hoặc trẻ em từ 5 tuổi trở lên hoặc hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột, cơ sở nuôi dưỡng lập ngay danh sách trẻ em kèm theo hồ sơ của trẻ em, xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi Sở Tư pháp. Các giấy tờ trong hồ sơ của trẻ em cũng tương tự như đối với trẻ em không phải là trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo.
Tin: Thanh Bình
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18