Ngành Tư pháp nỗ lực phấn đầu, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2016 (Phan Thị Hồng Thắng, Chánh Văn phòng Sở Tư pháp)
Ngày đăng: 03/02/2016 03:34
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 03/02/2016 03:34
Năm 2015 đã khép lại với nhiều sự kiện có ý nghĩa lớn, tỉnh Đắk Lắk và các đơn vị, địa phương đã tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đồng thời cũng là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010 - 2015 trong bối cảnh cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn do tác động bất lợi của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và trong nước. Nhưng nhờ sự lãnh đạo tập trung, kiên quyết và quá trình triển khai, đồng bộ, sâu rộng các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ và nhân dân trong tỉnh nên đã khắc phục các khó khăn, thách thức triển khai thực hiện hoàn thành nhiều nhiệm vụ, mục tiêu của tỉnh và đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng.
Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk XVI và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 trong bối cảnh có nhiều thuận lợi song cũng không ít thách thức. Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng năm 2016, tỉnh ta phấn đấu đạt tổng sản phẩm xã hội khoảng 44.005 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 7% so với ước thực hiện năm 2015, thu nhập bình quân đầu người 36,3 triệu đồng, thu ngân sách nhà nước 4.200 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 27.300 lao động, 15% số xã cơ bản đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, 34,7% trường học đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ che phủ rừng 39,4%... Để đạt được những mục tiêu này, phải có sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn của các cấp, các ngành và toàn thể cán bộ, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Với chức năng, nhiệm vụ được giao của ngành Tư pháp là cơ quan làm đầu mối, phối hợp với các ban ngành liên quan, tham mưu giúp chính quyền địa phương các cấp thực hiện công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trong điều kiện chuẩn bị triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL mới từ ngày 01/7/2016. Luật đặt ra yêu cầu phải thẩm định kỹ lưỡng các chính sách trước khi ban hành nhằm đảm bảo có đủ nguồn lực triển khai thực hiện, có tính khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, thúc đẩy hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Ngành Tư pháp cũng được giao thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, theo dõi thi hành pháp luật nhằm phát hiện những tồn tại, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật, từ đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền đề ra các giải pháp khắc phục, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện chính sách cho phù hợp với thực tiễn. Nhiệm vụ nữa được giao cho Tư pháp cũng rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay Đảng và Nhà nước ta nói chung, tỉnh ta nói riêng đang đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, đó là công tác kiểm soát thủ tục hành chính - một trong những lĩnh vực quan trọng của công tác cải cách hành chính (bao gồm: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy nhà nước; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính) nhằm tham mưu chính quyền các cấp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về công khai, minh bạch, giải quyết đúng trình tự, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch liên quan đến thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về hộ tịch theo quy định mới của Luật Hộ tịch cũng sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, làm giảm bớt các loại giấy tờ hộ tịch không cần thiết của công dân, giúp quản lý tốt cơ sở dữ liệu của công dân. Việc tham mưu thực hiện công tác bổ trợ tư pháp sẽ đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp. Việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho các tầng lớp cán bộ, nhân dân; thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở góp phần quan trọng trong gắn kết cộng đồng dân cư, bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; thực hiện công tác trợ giúp pháp lý nhằm hiện thực hóa chính sách an sinh, xã hội của Đảng và Nhà nước ta…
Từ những nhiệm vụ rất quan trọng được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho ngành Tư pháp, trong đó có những nhiệm vụ mới rất khó khăn, phức tạp, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn như: công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật, trách nhiệm bồi thường của nhà nước... đòi hỏi tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Tư pháp phải chủ động, tích cực nghiên cứu, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức lẫn ý thức trách nhiệm công vụ, không ngừng nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức để xứng đáng là cơ quan “gác cửa” về pháp luật hiệu quả cho chính quyền địa phương và cùng với các cấp, các ngành, toàn thể cán bộ, nhân dân trong tỉnh hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2016 và những năm tiếp theo./.
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18