Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc
Ngày đăng: 26/09/2014 14:58
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 26/09/2014 14:58
Ngày 10/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-TTg về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc nhằm huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững, nâng cao mức sống của đồng bào vùng dân tộc và miền núi, theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Xác định công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện; nâng cao trách nhiệm và tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác dân tộc.
2. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác dân tộc như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Kết luận số 57-KL/TW ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc…
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, thể chế hóa những quan điểm ưu tiên thành cơ chế, chính sách cụ thể. Xây dựng cơ chế điều phối, phối hợp hiệu quả giữa Ủy ban Dân tộc với các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc.
4. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011 - 2015; ưu tiên đảm bảo nguồn lực để thực hiện các chính sách dân tộc trong năm 2014, 2015. Chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn, nhất là vùng đặc biệt khó khăn.
5. Tập trung rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách dân tộc đến năm 2015; đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, chương trình, dự án phù hợp tình hình thực tế và khả năng cân đối nguồn lực, bảo đảm tính khả thi, tránh chồng chéo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi theo hướng phát triển nhanh, bền vững. Xây dựng các đề án, chính sách theo các mục tiêu cơ bản, dài hạn, ổn định và giảm đầu mối quản lý; tập trung ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, đào tạo nghề và nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ tín dụng, phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, khuyến khích thu hút đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hạn chế dần các chính sách hỗ trợ cho không, chuyển mạnh sang cơ chế ưu đãi, hỗ trợ các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất và đời sống, khuyến khích đồng bào vươn lên xóa đói giảm nghèo.
6. Việc triển khai các chính sách, dự án đầu tư vào vùng dân tộc và miền núi giai đoạn tới cần phân kỳ đầu tư và thực hiện theo hướng đầu tư trung hạn, phân công cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương. Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện chính sách thông qua kết nối các chính sách hiện hành trong một dự án, mô hình phù hợp với từng vùng, miền, phạm vi quy mô thôn, bản, nhóm hộ, bảo đảm thiết thực và hiệu quả.
Chỉ thị cũng quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có vùng dân tộc miền núi căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
T.L
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18