Luật Công chứng năm 2014: Tăng thời gian đào tạo nghề công chứng từ 06 tháng lên 12 tháng
Ngày đăng: 08/08/2014 07:23
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 08/08/2014 07:23
Luật Công chứng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19/6/2014 (gọi tắt là Luật Công chứng năm 2014). Luật gồm 10 Chương, 81 điều với nhiều điểm mới đáng chú ý. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2015:
Thời gian đào tạo nghề công chứng được tăng lên 12 tháng, thay vì 06 tháng theo quy định của Luật Công chứng năm 2006. Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 5 năm trở lên, luật sư phải hành nghề từ 5 năm trở lên mới được miễn đào tạo nghề công chứng (Điều 9, Điều 10).
Về các loại hình tổ chức hành nghề công chứng, Luật tiếp tục ghi nhận hai loại hình là Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng, tuy nhiên, Luật cũng xác định rõ định hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng bằng việc ưu tiên phát triển các Văn phòng Công chứng. Luật cũng quy định việc thành lập các tổ chức hành nghề công chứng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng (từ Điều 18 đến Điều 33).
Về trách nhiệm bảo hiểm của công chứng viên, nhằm bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người yêu cầu công chứng, giảm bớt áp lực cho tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên, Luật quy định rõ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc và giao Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, mức phí, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với loại bảo hiểm này (Điều 37).
Về trách nhiệm bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng và trách nhiệm bồi hoàn của công chứng viên cũng được Luật quy định rõ hơn nhằm ràng buộc trách nhiệm giữa công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng, tránh tình trạng đổ lỗi, trốn tránh trách nhiệm bồi thường (Điều 38).
BT
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18