Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII thông qua 11 Luật, 02 Nghị quyết
Ngày đăng: 03/07/2014 09:10
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 03/07/2014 09:10
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam diễn ra từ ngày 20/5/2014 đến 24/6/2014. Đây là kỳ họp đầu tiên sau khi Hiến pháp mới có hiệu lực thi hành, được diễn ra trong bối cảnh an ninh đất nước, tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nguy hiểm khó lường. Nhưng với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, các vị đại biểu đã tập trung vào việc thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế xã hội năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, ghi nhận nỗ lực của Chính phủ cùng đồng bào cả nước, nỗ lực đóng góp phát triển đất nước, cải thiện đời sống nhân dân; đồng thời chỉ ra những yếu kém, tồn tại của các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 11 luật, 2 nghị quyết bao gồm: Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật Đầu tư công, Luật Hải quan (sửa đổi); Luật Phá sản (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa; Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi); Luật Xây dựng (sửa đổi); Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội; Nghị quyết về việc gia nhập Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị di động và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay.
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đã cho ý kiến về 16 dự án luật để xem xét, thông qua tại kỳ họp tới đó là: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi); Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Luật Căn cước công dân và Luật Hộ tịch.
Việc ban hành các đạo luật, Nghị quyết nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải quyết vướng mắc, bất cập trong thực tiễn cuộc sống theo quy định mới của Hiến pháp năm 2013, góp phần tạo hành lang pháp lý trong việc điều chỉnh kịp thời các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; hoàn thiện hệ thống pháp luật và tiếp tục đáp ứng yêu cầu đổi mới, xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thùy Linh
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18