Kết quả kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Ngày đăng: 28/01/2016 13:59
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 28/01/2016 13:59
Kết quả kiểm tra tại 04 đơn vị địa phương đã có 3.032 vụ vi phạm về quản lý rừng, bảo vệ rừng phát triển rừng và quản lý lâm sản, ban hành 1.688 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số tiền phạt thu được trên 14,5 tỷ đồng; số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu gần 17,6 tỷ đồng; số lâm sản tịch thu là 3.395,298 m3 gỗ các loại.
Thực hiện Kế hoạch số 1965/KH-UBND ngày 27/3/2015 của UBND tỉnh về kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (QLPTBVLS), Đoàn kiểm tra công tác QLPTBVLS của tỉnh đã tiến hành kiểm tra công tác này trên địa bàn tỉnh, kết quả cho thấy:
Việc QLPTBVLS đã được các cơ quan chức năng và địa phương coi trọng, để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện các quy định tại địa phương với hàng trăm văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm tăng cường công tác QLPTBVLS; xử lý nghiêm các hoạt động vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này; các các tổ chức, cá nhân là chủ rừng tăng cường trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng; triển khai các giải pháp xử lý việc xâm canh, lấn chiếm đất rừng trái phép; công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; thu hồi lại rừng bị phá… Các đơn vị, địa phương đã phối hợp tuyên truyền phổ biến pháp luật vềQLPTBVLS thông qua các buổi tuyên truyền lưu động thu hút trên 10.000 lượt người tham gia; vận động nhân dân tham gia ký cam kết bảo vệ và phát triển rừng với 500 bản cam kết bảo vệ rừng với các hộ dân sống gần rừng; cấp trên 10.000 tờ rơi, sổ tay tuyên truyền bảo vệ rừng đến người dân, qua đó, nhận thức của người dân về trách nhiệm trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng và hưởng lợi từ việc chăm sóc và bảo vệ rừng mang lại đã được nâng lên.
Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy tình trạng vi phạm các quy định về QLPTBVLS vẫn còn xảy ra nhiều trên địa bàn tỉnh đặc biệt là tại các huyện Ea H’leo, Ea Súp, Buôn Đôn. Số liệu thống kê từ ngày 01/01/2014 đến ngày 30/6/2015, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 3.032 vụ vi phạm về QLPTBVLS(số vụ xác định được đối tượng vi phạm là 1.797 vụ; số vụ chưa xác định được đối tượng là 1.234 vụ);đã tiến hành xử phạt 1.486 đối tượng; các cơ quan có thẩm quyền ban hành 1.688 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (1.586 quyết định đã thi hành, còn 102 quyết định chưa thi hành xong); tổng số tiền phạt thu được trên 14,5 tỷ đồng; số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu gần 17,6 tỷ đồng; số lâm sản tịch thu là 3.395,298 m3 gỗ các loại; phương tiên tịch thu là 625 cái. Các hành vi vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực này là vận chuyển, cất giấu mua, bán lâm sản trái pháp luật, chặt phá rừng.... Các đối tượng vi phạm chủ yếu trong độ tuổi lao động từ 20 đến 50 tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm trên là do đời sống của người dân trong vùng còn nghèo, kinh tế chưa phát triển, khí hậu khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, năng suất cây trồng thấp, sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên rừng đặc biệt là các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng; việc du canh, du cư của ồ ạt đồng bào phía bắc vào đốt phá rừng làm nương rẫy cũng phần nào gây khó khăn cho công tác QLPTBVLS; lợi nhuận cao từ việc mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép mang lại; nhu cầu sử dụng gỗ để làm nhà của người dân cao nên đã tạo cơ hội cho các đối tượng là “đầu nậu” gỗ săn lùng về để bán cho người dân có nhu cầu; sự phối hợp trong công tác quản lý và bảo vệ rừng của chủ rừng với các ngành chức năng và chính quyền địa phương, nhất là cấp xã chưa chặt chẽ và chưa đồng bộ nên đã tạo kẽ hở cho các đối tượng vi phạm.
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLPTBVLSnhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động quản lý nhà nước về quản lý rừng,bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản đúng mục đích, đúng nội dung. Nhưng trong thực tế hoạt động xử phạt vi phạm hành chính vềQLPTBVLS cho thấy còn gặp nhiều khó khăn như:các quy định của pháp luật còn chưa thực sự chặt chẽ, mức xử phạt còn thấp chưa tạo sự răn đe cho người vi phạm; việc chấp hành hình thức xử phạt vi phạm hành chính chưa nghiêm; hợp thức hóa các thủ tục thuê phương tiện (xe ô tô hoặc xe máy cày) để vận chuyển lâm sản trái phép; khi phát hiện hành vi vi phạm các đối tượng thường khai là nhặt được lâm sản trên đường hoặc mua của người không quen biết để tránh liên đới; việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về QLPTBVLS cho nhân dân chưa được lực lượng lực lượng kiểm lâm cũng như các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức....
Do đó, để việc QLPTBVLScó hiệu quả thì song song với việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLPTBVLS, Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 157/2013/NĐ-CP thì các lực lượng chức năng và các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng cho các tổ chức và cá nhân; nêu cao vai trò, trách nhiệm của già làng, chủ rừng và các hộ gia đình nhận khoán rừng trong việc QLPTBVLS, để cho người dân thấy được tác hại của việc chặt phá rừng, đốt rừng, không còn môi trường sinh thái cho động vật hoang dã sinh sống; bị mất rừng đất đai bị sói lở, sông suối khô hạn, động vật hoang dã phá hoại cây trồng và tấn công người dân sống gần bìa rừng....Đặc biệt là vận động xã hội thay đổi tập quán tiêu dùng gỗ, nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ trong xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động của lực lượng kiểm lâm cần phải được tăng cường đủ mạnh mới đáp ứng được nhiệm vụ kiểm tra và ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật có kết quả; đồng thời rà soát và xử lý dứt điểm các vụ án tồn đọng, nhất là một số vụ án trọng điểm về phá rừng, chống người thi hành công vụ để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung; tăng cường công tác phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các đơn vị chức năng thường xuyên triển khai truy quét tại các điểm nóng, các tụ điểm phá rừng trái pháp luật tận gốc (tại bìa rừng), kiểm tra các nhà hàng, khách sạn, nơi chế biến kinh doanh các động vật hoang dã...
Nguyễn Sen
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18