Hội nghị công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025
Ngày đăng: 14/07/2014 09:25
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 14/07/2014 09:25
Quang cảnh Hội nghị |
Sáng ngày 11/7/2014, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã tổ chức Hội nghị công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025. Tham dự Hội nghị có đồng chí Trịnh Đình Dũng - Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; các đồng chí là đại diện các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh; các đồng chí đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành của thành phố Buôn Ma Thuột.
Quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 13/02/2014. Theo quy hoạch được công bố đến năm 2025, thành phố Buôn Ma Thuột bao gồm 13 phường và 08 xã với tổng diện tích là 37.718 ha phía Bắc giáp huyện Cư M’gar, phía Nam giáp huyện Krông Ana và huyện Cư Kuin, phía Đông giáp huyện Krông Pắk, phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông; là đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên, có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng, là trung tâm giáo dục đào tạo, y tế, dịch vụ, thể dục thể thao cấp vùng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đắk Lắk, là đầu mối giao thông liên vùng, tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Tây Nguyên với các vùng trong cả nước và quốc tế, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng; là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, là đầu mối về giao thông, thương mại, công nghiệp, công nghệ cao, giáo dục - y tế, thể dục thể thao... có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng của vùng Tây Nguyên, có môi trường cảnh quan tự nhiên cần được bảo vệ, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa vùng.
Bản đồ quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025 |
Để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu trên, trong quy hoạch cũng đề ra 03 chiến lược gắn với 08 giải pháp trọng tâm cụ thể như: Xây dựng thành phố trung tâm vùng – các đầu mối giao thông và các trung tâm cấp vùng (tăng cường phát triển hệ thống giao thông, quy tụ các đầu mối giao thông vùng Tây Nguyên về đường hàng không, đường bộ và đường sắt; phát triển các hệ thống trung tâm cấp vùng trong đó đặc biệt ưu tiên cho giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch); phát triển thành phố gắn với điều kiện tự nhiên – kinh tế rừng – kinh tế cây công nghiệp (đưa thành phố trở về một đô thị sinh thái tự nhiên vốn có trước đây gắn với cây xanh và rừng – đô thị của cây xanh; các con suối với thành phố Buôn Ma Thuột có vai trò rất quan trọng trong đô thị –tạo bản sắc riêng biệt để đưa thành phố trở về một đô thị với các con suối lịch sử đô thị của các dòng chảy; thủ phủ cà phê – phát triển các trung tâm chế biến cà phê – đưa cà phê Buôn Ma Thuột trở thành một thương hiệu – một nét văn hóa đặc trưng – một điểm đến của du lịch Châu Á và thế giới – tạo một không gian đặc trưng riêng và một phong cách sống cho một đô thị cà phê); thành phố mang bản sắc riêng, đậm chất văn hóa Tây Nguyên ( bảo tồn các nét văn hóa trong đời sống cộng đồng như không gian văn hóa cồng chiêng, không gian lễ hội; bảo tồn các buôn làng và các công trình kiến trúc đặc trưng, tạo bản sắc kiến trúc Buôn Ma Thuột).
Tin, ảnh: B.L
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18