Đôn đốc việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
Ngày đăng: 09/04/2015 07:44
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 09/04/2015 07:44
Sau hơn hai tháng triển khai Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 27/01/2015 của UBND tỉnh), các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã đồng loạt triển khai việc tổ chức lấy ý kiến, góp ý vào Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Trên cơ sở tổng hợp của Sở Tư pháp, hiện đã có một số cơ quan, tổ chức, địa phương triển khai việc lấy ý kiến, báo cáo theo đúng tiến độ, yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chưa triển khai hoặc đã triển khai nhưng kết quả tổ chức lấy ý kiến không cao; nội dung các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, địa phương đã triển khai lấy ý kiến chỉ tập trung vào các vấn đề trọng tâm được xác định trong Phụ lục III, ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), chưa đi sâu vào các quy định cụ thể, nên còn hình thức, chưa phản ánh đầy đủ ý kiến của Nhân dân trong việc tham gia xây dựng, hoàn thiện Bộ luật Dân sự, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của việc lấy ý kiến của tỉnh. Để việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) kịp thời, chất lượng, đúng thời gian, tiến độ, ngày 20/3/2015, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1771/UBND-NC nhằm đôn đốc các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực nhiện tốt một số công việc trọng tâm liên quan đến tổ chức lấy ý kiến:
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến việc lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi): Đối với các cơ quan báo, đài tập trung tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, nội dung, cách thức lấy ý kiến góp ý; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục để kịp thời phản ánh, đưa tin, đăng tải hoạt động của các đơn vị, địa phương và các ý kiến thảo luận, đóng góp về Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Các đơn vị, địa phương tích cực tuyên truyền trong ngành, đơn vị, địa phương để vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tham gia đóng góp ý kiến.
2. Các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm… để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị. UBND cấp huyện làm tốt vai trò phối hợp với Thường trực HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể cấp huyện, cấp xã…; trực tiếp tổ chức lấy ý kiến nhân dân tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn quản lý; đồng thời, chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức rộng rãi việc lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) bằng các hình thức thích hợp. Nội dung lấy ý kiến tập trung vào toàn bộ nội dung Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi, đặc biệt là tập trung lấy ý kiến về những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc liên quan trực tiếp đến đặc thù phát triển kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán ở địa phương (có ý kiến với các vấn đề trọng tâm được xác định trong Phụ lục III kèm theo Kế hoạch của Chính phủ).
3. Xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, địa phương vào Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
CT
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18