CƠ SỞ HÌNH THÀNH, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM
Ngày đăng: 08/11/2013 16:01
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 08/11/2013 16:01
Trong thế giới hiện đại ngày nay, để xây dựng một xã hội tiến bộ, một nhà nước dân chủ, thì đòi hỏi bất kỳ một quốc gia nào cũng cần phải có một hệ thống pháp luật đủ mạnh, có hiệu lực và hiệu quả... Ở đó, hiến pháp và pháp luật là tối thượng - là trên hết.
Ở nước ta, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, với mục tiêu xây dựng một nhà nước kiểu mới, của nhân dân và vì nhân dân, ngay từ khi vừa thành lập nước, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến việc xây dựng hệ thống pháp luật ở nước ta... Với tinh thần đó, ngày 9/11/1946 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa – nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Hiến pháp năm 1946 – bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta.
Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992. Những giá trị về dân chủ, nhân quyền; tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước kiểu mới, tôn trọng pháp chế được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các bản Hiến pháp và hệ thống pháp luật của nước ta... Đó là nền tảng quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta.
Đặc biệt, tại Điều 2 Hiến pháp 1992 (tại đợt sửa đổi bổ sung năm 2001) khẳng định rõ: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân... Và tại Ðiều 12 quy định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mọi cơ quan, tổ chức và công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân đều bị xử lý theo pháp luật.
Như vậy, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Pháp luật là tối thượng - là trên hết, phải được xã hội thượng tôn... Đó là cơ sở quan trọng nhất, có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn để hình thành "Ngày Pháp luật" ở nước ta.
Chính từ cơ sở đó, tại Điều 8 Luật PBGDPL (được Quốc hội khóa 13, tại kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2012) quy định: "Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội".
Việc tôn vinh Hiến pháp, pháp luật: Là khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, Pháp luật là tối thượng - là trên hết; là công cụ quan trọng nhất để Nhà nước quản lý xã hội, đảm bảo trật tự, kỷ cương phép nước, ổn định và phát triển đất nước; có giá trị bắt buộc các chủ thể trong xã hội phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành...
Giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật trong xã hội: Là xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật trong xã hội; xây dựng ý thức tự giác tìm hiểu để không ngừng nâng cao sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác chấp hành nghiêm túc pháp luật, bảo vệ pháp luật của các chủ thể trong xã hội; đề cao trách nhiệm tham gia góp ý xây dựng, Hiến pháp và pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội...
Ngày Pháp luật 9/11 cũng có ý nghĩa về mặt chính trị, pháp lý quan trọng, bởi đó là ngày ra đời của Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của một nước Việt nam độc lập, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta; đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước và pháp luật; là sự khẳng định mạnh mẽ các giá trị dân chủ, dân quyền, thượng tôn pháp luật và còn tồn tại bền vững cho đến ngày hôm nay.
Cần nhấn mạnh thêm, sau quy định của Hiến pháp về ngày Quốc khánh, chúng ta có một đạo luật quy định về một sự kiện chính trị, pháp lý được tổ chức hàng năm - Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - ngày 9/11./.
Bùi Hồng Quý
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18