Chương trình tổng thể của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016
Ngày đăng: 28/03/2016 09:54
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 28/03/2016 09:54
Năm 2016 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016 phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương. Đây là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và tạo cơ sở để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020. Do đó, ngày 17/02/2016, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 253/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016. Theo đó, trong năm 2016 cần triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Thực hiện chống lãng phí trong sử dụng nguồn lực của đất nước, tài nguyên thiên nhiên để góp phần đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7% so với năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10% so với năm 2015, tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5% so với năm 2015;
2. Ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm. Triệt để tiết kiệm chi ngân sách, lồng ghép các chính sách, xây dựng phương án tiết kiệm để thực hiện ngay từ khâu phân bổ dự toán và cả trong quá trình thực hiện; không tăng chi thường xuyên ngoài lương, phụ cấp và các khoảng có tính chất lương; phấn đấu bội chi ngân sách nhà nước so với GDP là 4,95%. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng công nợ, bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn theo Nghị quyết của Quốc hội;
3. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương, chi bổ sung dự toán chi ngân sách Trung ương cho các địa phương thực sự khó khăn, không có khả năng cân đối ngân sách để thực hiện cải cách tiền lương, phụ cấp trong năm 2016. Tăng cường giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực để phát sinh tiêu cực, lãng phí;
4. Chống lãng phí trong mua sắm tài sản nhà nước thông qua việc đẩy mạnh mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung, áp dụng đối với những loại tài sản có lượng mua sắm nhiều, giá trị mua sắm lớn, được sử dụng phổ biến ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Tích cực huy động các nguồn lực với cơ cấu lãi suất hiệu quả, chú trọng các nguồn vốn lãi suất thấp, ưu đãi để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, trọng tâm là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; phấn đấu huy động tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoản 31% GDP;
6. Chống lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực lao động, nâng cao chất lượng lao động, tăng hiệu suất, hiệu quả lao động để góp phần đưa tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 4%. Phấn đấu tinh giảm biên chế hành chính nhà nước ở mức tối đa trên cơ sở nâng cao hiệu suất, hiệu quả làm việc trong các cơ quan nhà nước;
7. Chống lãng phí trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong xử lý ô nhiễm môi trường thông qua việc thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch về sử dụng đất, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản đã được phê duyệt góp phần nâng tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 85%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41%;
8.Triển khai quyết liệt các quy định về chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần quy định về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp, giảm mạnh chi ngân sách nhà nước cho khu vực này. Đẩy mạnh việc chuyển phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế đặt hàng;
9. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ làm cơ sở cho thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Ngoài những nội dung trên, Chương trình còn xác định cụ thể một số lĩnh vực cần chi tiêu tiết kiệm: Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước; trong quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài sản công; trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; trong thành lập các quỹ tài chính có nguồn từ ngân sách nhà nước; trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước; trong quản lý, sử dụng điện năng; trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.
Chương trình cũng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quang ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 17/2/2016./.
Thanh Vũ
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18