Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra
Ngày đăng: 02/07/2015 08:26
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 02/07/2015 08:26
Ngày 27/3/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2015/NĐ-CP quy định việc thực hiện kết luận thanh tra. Theo đó, Nghị định này quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra. Đối tượng áp dụng theo Nghị định là cơ quan quản lý nhà nước; thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan thanh tra nhà nước; thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; đối tượng thanh tra; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.
Theo đó, nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra được quy định rất cụ thể: Kết luận thanh tra phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh; các sai phạm được xác định cụ thể, rõ ràng trong kết luận thanh tra phải được xử lý nhanh chóng, nghiêm chỉnh; kiến nghị, yêu cầu trong kết luận thanh tra phải được xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật; kết luận thanh tra phải được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; nội dung đang được thanh tra lại, nội dung kết luận thanh tra xin ý kiến chỉ đạo mà chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của người có thẩm quyền thì chưa bắt buộc phải thực hiện.
Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra, cụ thể: trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra; trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra; trách nhiệm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra.
Hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; được tiến hành đối với từng vụ việc hoặc đồng thời nhiều vụ việc tùy theo mức độ phức tạp của vụ việc được theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2015, bãi bỏ Điều 56 và Điều 57 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
Minh Ngân
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18