Bảo đảm sử dụng pháo hoa đúng quy định!
Ngày đăng: 21/01/2021 14:29
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 21/01/2021 14:29
Theo nội dung của Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, có hiệu lực thi hành từ ngày 11-1-2021 (thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15-4-2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo) đã đưa ra một số điểm mới phù hợp tình hình thực tế trong công tác quản lý nhà nước về pháo và đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan.
Đáng chú ý, một nội dung trong Nghị định số 137/2020/NĐ-CP được nhiều người dân quan tâm là việc cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa trong dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, việc cho phép đốt pháo hoa không đồng nghĩa với việc được đốt tất cả các loại pháo hoa. Việc hiểu không kỹ, hiểu sai bản chất của Nghị định sẽ vô tình khiến nhiều người có thể vi phạm pháp luật, dẫn tới bị xử lý hình sự. Theo đó, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp được sử dụng pháo hoa, nhưng là loại pháo được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, dưới tác động của xung kích thích cơ nhiệt hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, mầu sắc, ánh sáng trong không gian và không có tiếng nổ, loại pháo hoa này tuyệt đối không có thuốc nổ, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người. Còn loại pháo hoa nổ trước kia gọi là pháo hoa, nay gọi là pháo hoa nổ hay pháo nổ thì dưới tác động của xung kích thích cơ nhiệt hoặc điện tạo ra tiếng rít, tiếng nổ và tạo hiệu ứng, ánh sáng mầu sắc trong không gian, loại pháo hoa nổ tầm thấp là việc sử dụng thiết bị kỹ thuật chuyên dụng để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao không vượt quá 120 m và loại pháo hoa nổ tầm cao là việc sử dụng ống phóng chuyên dụng và thiết bị bắn để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao trên 120 m do các cơ quan có chức năng được trang bị thiết bị chuyên dụng thực hiện; các tổ chức, cá nhân khác hoàn toàn bị nghiêm cấm sử dụng pháo hoa nổ hay pháo nổ. Nếu sử dụng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định người dân sử dụng pháo hoa phải “có đầy đủ năng lực hành vi dân sự”, có nghĩa là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị bệnh tâm thần, không bị tòa án tuyên mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa; người dân chỉ được mua pháo hoa từ tổ chức, doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng bán ra.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ, gồm:
- Tết Nguyên đán: Các thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
- Giỗ Tổ Hùng Vương: Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng. Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
- Ngày Quốc khánh: Các thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ: Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ. Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch): Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
- Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Các thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Sự kiện văn hoá, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
- Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Như vậy, người dân cần hiểu rõ và thống nhất về các quy định của pháp luật liên quan quản lý pháo, giúp người dân nhận thức rõ thế nào là pháo hoa có tiếng nổ và không có tiếng nổ, loại pháo hoa được sử dụng và loại pháo hoa bị cấm; bảo đảm an toàn cháy, nổ khi sử dụng loại pháo hoa được cho phép... để tránh gây sự nhầm lẫn trong xã hội, việc hiểu sai, làm khác có thể sẽ là cơ hội để các đối tượng xấu lợi dụng nhằm buôn bán lậu pháo hoa.
Phương Linh
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18