Xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030
Ngày đăng: 07/01/2022 09:13
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 07/01/2022 09:13
Giai đoạn 2011 - 2020, toàn tỉnh có 66/152 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm tỷ lệ 43,42%), đạt và vượt so với kế hoạch của Trung ương và HĐND tỉnh. Bên cạnh các thành tựu đạt được, việc triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch chưa đồng bộ; cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn chuyển dịch còn chậm; chênh lệch khoảng cách giữa các xã khu vực I, II, III còn lớn; hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác chưa cao. An ninh chính trị, trật tự xã hội còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định.
Do đó, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế thời gian qua và định hướng toàn diện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình nông thôn mới của tỉnh giai đoạn tới, đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngày 24/12/2021, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2025: có trên 65% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (tương ứng 100/152 xã); có 04/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (tương ứng với 26,7%) trong đó, có từ 01 - 02 số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; thu nhập bình quân dân nông thôn tăng 1,3 lần so với năm 2020; có 200 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
+ Đến năm 2030: có 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 40% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
Ảnh: Internet
Để đạt được mục tiêu trên, Nghị quyết đề ra các giải pháp sau:
(1) Kiện toàn tổ chức làm công tác xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyên, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
(2) Xác định rõ vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức và người dân trong xây dựng nông thôn mới. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới, nhất là vai trò của người đứng đầu.
(3) Nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch, quản lý và tồ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn.
(4) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các địa phương. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn (giao thông, điện, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nước sạch tập trung...), theo hướng đảm bảo chất lượng thiết thực, hiệu quả, đồng bộ và gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.
(5) Tổ chức triển khai có hiệu quả để đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đã đề ra. Rà soát, xây dựng lộ trình các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.
(6) Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế thống nhất huy động và bố trí đủ nguồn lực thực hiện Chương trình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.
(7) Phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, trong đó, chú trọng khai thác được lợi thế của mỗi địa phương.
(8) Định hướng chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Thúc đẩy quá trình số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số nhằm thay đổi căn bản hoạt động quản lý, điều hành, giám sát của cơ quan chính quyền các cấp đối với xây dựng nông thôn mới.
(9) Bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, thực hiện đồng bộ các giải pháp môi trường ở nông thôn.
(10) Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa cơ sở và báo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn.
(11) Tăng cường phát huy vai trò tự quản, sự tham gia của người dân đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.
(12) Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. Tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào thi đua về xây dụng nông thôn mới./.
Thu Hà
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18