Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi “Hòa giải viên giỏi tỉnh Đắk Lắk” năm 2023
Ngày đăng: 25/05/2023 07:48
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 25/05/2023 07:48
Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ; tạo diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên; biểu dương và tôn vinh những điển hình xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh và thiết thực hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11” năm 2023, ngày 23/5/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND về tổ chức Hội thi “Hòa giải viên giỏi tỉnh Đắk Lắk” năm 2023.
Hội thi diễn ra trong phạm vi toàn tỉnh và được tổ chức ở 2 cấp: cấp huyện và cấp tỉnh. Theo Kế hoạch, Hội thi cấp huyện hoàn thành trong tháng 7/2023 và Hội thi cấp tỉnh hoàn thành trong tháng 8/2023.
Đối tượng tham dự Hội thi cấp tỉnh là hòa giải viên ở cơ sở được bầu và công nhận theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở, đạt giải cao tại Hội thi Hòa giải viên giỏi do UBND các huyện, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức. Mỗi huyện, thị xã, thành phố chọn 01 đội dự Hội thi cấp tỉnh gồm 03 thành viên; trong đó, 01 người làm đội trưởng. Riêng phần thi giới thiệu, tiểu phẩm, các đội thi có thể huy động thêm người tham gia với vai trò là các vai phụ. Số người huy động thêm không quá 07 người/đội.
Kết thúc Hội thi cấp tỉnh, căn cứ kết quả thi của các đội, Ban Tổ chức Hội thi tỉnh sẽ chọn các đội thi xuất sắc để công nhận và trao giải; đồng thời, lựa chọn 01 đội thi đạt thành tích cao nhất để đại diện cho tỉnh Đắk Lắk tham dự Vòng sơ khảo Hội thi “Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV” do Trung ương tổ chức.
Nội dung thi tập trung vào các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở và một số lĩnh vực liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở, như: dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, nhà ở, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ môi trường…; kiến thức về xã hội, đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp, hương ước, quy ước, văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, hò, vè…) cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở và kỹ năng hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.
Hội thi được tổ chức bằng hình thức sân khấu hóa, mỗi đội dự thi tham gia 03 phần thi, gồm:
- Phần thi giới thiệu: Đội thi giới thiệu ngắn gọn về các thành viên; đặc thù và tình hình công tác hòa giải ở cơ sở của địa phương bằng các hình thức (thơ, ca, hò, vè…) sinh động, hấp dẫn, thể hiện được bản sắc văn hóa của địa phương.
- Phần thi kiến thức: Đội thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và xử lý tình huống về mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở trong Bộ câu hỏi do Ban Tổ chức Hội thi tỉnh phát hành.
- Phần thi tiểu phẩm: Đội thi trình diễn tiểu phẩm theo hình thức kịch nói, ca kịch hoặc các hình thức nghệ thuật, sân khấu khác phù hợp về một vụ việc thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở đã xảy ra tại địa phương và được hòa giải thành công và mang lại hiệu ứng tích cực.
Xen kẽ giữa Hội thi là những tiết mục văn nghệ và các câu hỏi với nội dung pháp luật phù hợp, thiết thực để giao lưu khán giả, tạo không khí sôi nổi, hấp dẫn và thu hút đông đảo cán bộ và Nhân dân tham gia cổ vũ Hội thi.
Về cơ cấu giải thưởng, Ban Tổ chức Hội thi tỉnh sẽ trao 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 09 giải khuyến khích dành cho các đội thi tham gia thi. Bên cạnh đó, căn cứ tình hình, kết quả triển khai Hội thi tại địa phương, kết quả tham gia các phần thi ở tỉnh, Ban Tổ chức Hội thi tỉnh xem xét, quyết định cơ cấu giải tập thể. Ngoài ra, căn cứ vào kết quả thi của các đội và đề nghị của Ban Giám khảo, Ban Tổ chức Hội thi tỉnh có thể quyết định trao thêm các giải thưởng phụ như: giải dành cho đội thi giới thiệu ấn tượng nhất, giải dành cho đội thi có tiểu phẩm hay nhất…
Diễm Xuân
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18