“Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trên địa bàn tỉnh
Ngày đăng: 07/10/2021 08:58
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 07/10/2021 08:58
Ngày 09/9/2021, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch số 8631/KH-UBND về việc thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Kế hoạch được triển khai nhằm quán triệt nghiêm túc vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của chiến lược phát triển thương mại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của tỉnh Ninh Bình nói riêng; cụ thể hoá việc triển khai thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, đáp ứng đúng và đầy đủ yêu cầu, quan điểm, mục tiêu, định hướng chủ yếu, các nhiệm vụ, giải pháp phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, sẽ phát triển thương mại của tỉnh Đắk Lắk theo hướng hiện đại, văn minh phù hợp với quy mô, đặc điểm của tỉnh trong từng giai đoạn, đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động thương mại, dịch vụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Ảnh: Internet
Mục tiêu cụ thể về phát triển thương mại được đặt ra trong từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2021-2030: giá trị tăng thêm của ngành thương mại đạt tốc độ tăng bình quân khoảng từ 9% đến 10%/năm, phấn đấu đến năm 2030 đóng góp khoảng 15%-16% vào GDP của tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 476.400 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025 và đạt khoảng 520.000 tỷ đồng giai đoạn 2026-2030. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh đạt mức tăng trưởng bình quân 8%-9%/năm. Thương mại điện tử phát triển với công nghệ, hạ tầng kỷ thuật hiện đại cùng với phương tiện hỗ trợ đầy đủ, đảm bảo tính an toàn và thuận tiện cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong quá trình tham gia giao dịch. Hệ thống kết nối hạ tầng thương mại phát triển đa dạng, kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và quy mô phát triển của từng địa bàn trong từng giai đoạn; hạ tầng thương mại khu vực thành thị được hiện đại hóa, áp dụng công nghệ số hóa trong quản lý, khai thác, vận hành; hạ tầng thương mại thiết yếu khu vực nông thôn phát triển đầy đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Đầu tư phát triển trung tâm Logistics giúp hoạt động lưu thông và phân phối hàng hóa đạt hiệu quả cao, khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thời gian và chi phí sản xuất, vận chuyển, góp phần đáng kể vào việc phân bổ các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế của tỉnh.
- Giai đoạn 2031-2045: giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân khoảng từ 8% đến 9%/năm; đến năm 2045 đóng góp khoảng 15%-16% và GDP của tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh đạt mức tăng trưởng bình quân 8-9%/năm. Thương mại điện tử đóng vai trò chủ đạo trong giao dịch thương mại; đến năm 2045 doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 15%-16% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; hạ tầng thương mại được hiện đại hóa và 100% các hệ thống hạ tầng thương mại khu vực thành thị vận hành dựa trên áp dụng công nghệ số hóa; kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đảm bảo phát triển theo quy hoạch, tăng cường phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại như: Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siệu thị mini...
Để triển khai hiệu quả Kế hoạch, UBND tỉnh cũng đề ra một số giải pháp quan trọng như:
- Hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và quản lý hoạt động thương mại theo cam kết quốc tế.
- Gia tăng cầu tiêu dùng cuối cùng trong nước, phát triển doanh nghiệp phân phối, gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa.
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại.
- Phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa.
- Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin dự báo xu hướng thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời ứng phó với những đột biến bất lợi của thị trường.
- Thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển thương mại trong nước.
- Đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động thương mại thị trường trong nước.
- Nâng cao ý thức, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong các hoạt động thương mại./.
Chi tiết Kế hoạch tại đây.
Thu Hà
CV8631.pdf | Tải file | Xem văn bản |
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18