Ngành chăn nuôi tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đạt mức tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2021-2025 trung bình từ 4-5%/năm
Ngày đăng: 23/08/2021 07:30
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 23/08/2021 07:30
Đây là mục tiêu quan trọng đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra trong Chương trình số 10-CTr/TU ngày 03/8/2021 về phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, Chương trình cũng đề ra một số mục tiêu cụ thể như:
* Phấn đấu đến năm 2025:
- Số lượng các đàn vật nuôi chủ lực có mặt thường xuyên: đàn lợn khoảng 1.000.000 con; đàn bò khoảng 310.000 con, đàn trâu khoảng 40.000 con; đàn gia cầm khoảng 14.000.000 con; đàn ong mật khoảng 260.000 đàn.
- Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh đạt 23 - 24%.
- Có 30% cơ sở chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn tỉnh được công nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, 100% cơ sở chăn nuôi quy mô lớn được cấp giấy đủ điều kiện chăn nuôi.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi: Tất cả cơ sở chăn nuôi trang trại phải có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường…
* Phấn đấu đến năm 2030:
- Chăn nuôi lợn: phát triển chăn nuôi với các giống cao sản theo hướng trang trại tập trung, đồng thời mở rộng quy mô đàn lợn chăn nuôi theo hướng hữu cơ, truyền thống với các giống lợn bản địa, lợn lai giữa giống cao sản và giống bản địa.
- Chăn nuôi gia cầm: phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp.
- Tăng quy mô, tỷ trọng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ đạt 40% vào năm 2030.
- Chế biến thức ăn chăn nuôi: trên địa bàn tỉnh có các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đáp ứng được 50% nhu cầu chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh, nhất là việc khống chế và thanh toán được các dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến đàn vật nuôi và những dịch bệnh có nguy cơ lây lan sang người …
Ảnh: Internet
Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, Chương trình đã xác định các nhiệm vụ và giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới, cụ thể là: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp; hoàn thiện các nhóm chính sách phát triển chăn nuôi, gồm: chính sách đất đai, chính sách tài chính và tín dụng, chính sách thương mại; nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường; tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; đẩy mạnh công tác phát triển Giống vật nuôi, tổ chức sản xuất; nâng cao chất lượng, hạ giá thành thức ăn chăn nuôi; nâng cao năng lực giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực; phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành chăn nuôi; đổi mới tổ chức sản xuất; tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi, thú y.
Diễm Xuân
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18