Hội thảo lấy ý kiến đối với Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”
Ngày đăng: 15/09/2022 13:45
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 15/09/2022 13:45
Sáng ngày 15/9/2022 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025, viết tắt là Chương trình HTPLLN) đã tổ chức Hội thảo và khảo sát lấy ý kiến các sở, ban, ngành, tổ chức đại diện của doanh nghiệp, Đoàn Luật sư, các luật sư và doanh nghiệp về dự thảo Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Đồng chí Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp), phát biểu khai mạc và trình bày dự thảo Đề án, trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030.
Theo TS. Trần Minh Sơn thành viên Ban Quản lý; Trưởng Văn phòng Chương trình HTPLLN, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được ghi nhận trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: "Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp có bước phát triển mạnh". Đồng thời, xác định trọng tâm và các định hướng của công tác hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, trong đó có hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong giai đoạn 2021-2030, gồm: Tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế; có chính sách hỗ trợ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, mang tầm quốc gia và thể hiện tính liên ngành, liên vùng.
Quang cảnh Hội thảo
Mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của danh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy sư tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật kịp thời nhằm phục vụ doanh nghiệp phát triển, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; có cơ chế thu hút sự tham gia của các luật sư, luật gia, tư vấn viên pháp luật tham gia hỗ trợ thường xuyên công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; hướng đến chuyên môn hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp như: cần hoàn thiện cơ sở pháp lý về các hoạt động hỗ trợ pháp lý cụ thể cho doanh nghiệp; nâng cao nhận thức, năng lực pháp lý và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phát triển hệ sinh thái hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, giải pháp xã hội hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý, lồng ghép, kết hợp các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp./.
Trần Thanh
23/05/2025 10:46:38
14/05/2025 10:50:38
22/04/2025 07:57:18