Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP, Nghị quyết số 24/2016/QH14 và Kế hoạch số 24-KH/TU.
23/05/2017 09:39:00
Hruê anei: 0
Hruê mbruê: 0
Hlăm sa hruê kăm: 0
Jih jang: 0
23/05/2017 09:39:00
Ngày 26/4/2017, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 3038/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của BCH Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội khóa XIV về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch số 24-KH/TU ngày 02/02/2017 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW.
Theo đó, UBND tỉnh đề ra mục tiêu chung là tổ chức thực hiện hiệu quả, đạt mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 cùng 04 mục tiêu cụ thể, gồm: (1). Đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, toàn tỉnh có từ 10.000 đến 12.000 doanh nghiệp hoạt động và trên 300 hợp tác xã, liên hiệp tác xã hoạt động có hiệu quả; (2). Giai đoạn 2016-2020, hàng năm có khoảng 30-35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm cao hơn 5,5%; (3). Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế khoảng 60%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khoảng 45%; (4). Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 30-35%.
Trên cơ sở mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể, UBND tỉnh đề ra 16 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính: (1). Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô; (2). Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh; (3). Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; (4). Chú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; (5). Phát triển và thúc đẩy chuyển giao khoa học – công nghệ; (6). Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; (7) Cơ cấu lại thi trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng; (8). Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; (9). Đổi mới, cơ cấu lại khu vực sự nghiệp công lập; (10). Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; (11). Cơ cấu lại một cách thiết thực các ngành công nghiệp; (12). Cơ cấu lại và phát triển nhanh các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GRDP; (13). Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, thực sự là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế; (14). Đổi mới cách thức thực hiện liên kết, phối hợp với các địa phương trong phát triển kinh tế vùng, thực hiện có hiệu quả quá trình đô thị hóa; (15). Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; (16). Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước) làm cơ sở chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện.
Đối với các nhiệm vụ cụ thể trong nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ 7 và thứ 9, như: tham mưu nâng cao chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp như công chứng, bán đấu giá tài sản, giám định tự pháp; trợ giúp pháp lý, thừa phát lại, quản lý, thanh lý tài sản. Nâng cao chất lượng hoạt động góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật để xử lý kịp thời những vi phạm. Rà soát, hệ thống hóa, cập nhật kịp thời văn bản quy phạm pháp luật lên Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh. Tham mưu kiểm soát chất lượng các dự thảo quyết định công bố thủ tục hành chính, đẩy mạnh rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; kiểm tra, hướng dẫn niêm yết công khai các thủ tục hành chính đã được công bố tại nơi giải quyết, trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang tin điện tử của các cơ quan, đơn vị liên quan. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý, tăng số lượng, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; củng cố kiện toàn mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và mạng lưới hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý tại cơ sở, UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu triển khai thực hiện.
Trên cơ sở các nội dung chủ yếu của Kế hoạch, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện của đơn vị mình; đồng thời chỉ đạo triển khai ngay các giải pháp, nhiệm vụ theo chức năng, thẩm quyền, phù hợp với tình hình thực tế ở từng ngành, lĩnh vực và địa phương, bảo đảm thực hiện kịp thời, hiệu quả những nội dung của Kế hoạch; định kỳ trước ngày 10/11 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh./.
Thu Hà
06/10/2021 09:52:49
06/10/2021 09:51:51
06/10/2021 09:48:09