Hỏi - đáp về bầu cử (số 03)
18/05/2016 16:05:00
Hruê anei: 0
Hruê mbruê: 0
Hlăm sa hruê kăm: 0
Jih jang: 0
18/05/2016 16:05:00
I. Quốc hội
1. Vị trí, chức năng của Quốc hội được quy định như thế nào?
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
2. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với những hoạt động gì?
- Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
- Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
3. Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng nào?
Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội bao gồm:
- Mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
- Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
- Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước.
4. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội được quy định như thế nào?
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Là cơ quan thường trực của Quốc hội, gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
- Hội đồng dân tộc và 9 ủy ban, gồm Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư pháp; Ủy ban kinh tế; Ủy ban tài chính, ngân sách; Ủy ban quốc phòng và an ninh; Ủy ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Ủy ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường; Ủy ban đối ngoại.
Khi cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.
II. Đại biểu Quốc hội
5. Đại biểu Quốc hội có vị trí, vai trò như thế nào?
- Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.
- Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
- Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.
6. Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
7. Đại biểu Quốc hội có những trách nhiệm gì?
- Trách nhiệm tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội;
- Trách nhiệm với cử tri;
- Trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
8. Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội với cử tri được quy định như thế nào?
Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật; báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội.
9. Đại biểu Quốc hội có những quyền gì?
- Quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh;
- Quyền tham gia làm thành viên và tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
- Quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu;
- Quyền chất vấn;
- Quyền kiến nghị;
- Quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật;
- Quyền yêu cầu cung cấp thông tin;
- Quyền tham dự kỳ họp HĐND;
- Quyền miễn trừ.
10. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn những ai?
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
(Trích từ tài liệu phục vụ bầu cử)
06/10/2021 09:52:49
06/10/2021 09:51:51
06/10/2021 09:48:09