Các cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm cập nhật thông tin cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
16/02/2016 09:20:00
Hruê anei: 0
Hruê mbruê: 0
Hlăm sa hruê kăm: 0
Jih jang: 0
16/02/2016 09:20:00
Đó là một trong những nội dung của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP của Chỉnh phủ ban hành ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.
Theo đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một hệ cơ sở dữ liệu duy nhất được xây dựng tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an được kết nối thống nhất, đồng bộ đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Công an xã, phường, thị trấn. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm các hoạt động: Bố trí mặt bằng, xây dựng các công trình, lắp đặt máy móc, thiết bị; trang bị các trang thiết bị cần thiết; thiết lập mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính của cơ sở dữ liệu; tổ chức cơ sở dữ liệu; thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu; lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin trong cơ sở dữ liệu; đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu; vận hành thử, hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu; các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Các nguồn thông tin về công dân được thu thập, cập nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm: Sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, tàng thư căn cước công dân; cơ sở dữ liệu về cư trú, cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ sở dữ liệu hộ tịch; cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác; thu thập từ công dân.
Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cập nhật ngay thông tin hộ tịch của công dân cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi có phát sinh dữ liệu hộ tịch. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ cơ sở dữ liệu về cư trú, cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ sở dữ liệu hộ tịch, các cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý, chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư tại địa phương để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thu thập, cập nhật thông tin về công dân cư trú tại địa phương từ tàng thư căn cước công dân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Công an cấp huyện có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân cư trú tại địa phương từ sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hộ tịch và từ công dân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thu thập dữ liệu về công dân cư trú trên địa bàn quản lý từ sổ sách quản lý về cư trú, hộ tịch và từ công dân, chuyển cho Công an cấp huyện.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cấu trúc của số định danh cá nhân. Theo đó, số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân theo quy định thì khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, chuyển các thông tin về công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2016 và thay thế Nghị định số 90/2010/NĐ-CP ngày 18/8/2010 quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Thanh Bình
06/10/2021 09:52:49
06/10/2021 09:51:51
06/10/2021 09:48:09