Đắk Lắk ban hành Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
25/01/2016 08:32:00
Hruê anei: 0
Hruê mbruê: 0
Hlăm sa hruê kăm: 0
Jih jang: 0
25/01/2016 08:32:00
Ngày 21/12/2015, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Quy chế quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương về quản lý Nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, Quy chế yêu cầu cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung sau:
- Các hoạt động phối hợp được thực hiện trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, địa phương và quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo; hoạt động phối hợp được tiến hành chủ động, thường xuyên, toàn diện, kịp thời bảo đảm đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ và có hiệu quả; hoạt động phối hợp trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được tiến hành kết hợp với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch quản lý Nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; kiểm tra, thanh tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính; thống kê về xử lý vi phạm hành chính; báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phối hợp giải quyết đối với vụ việc phức tạp.
- Trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản, báo cáo, đề xuất các kiến nghị, giải pháp liên quan đến công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức họp, hội nghị, sơ kết, tổng kết công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trao đổi, thống nhất về nội dung liên quan đến công tác áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thực hiện các yêu cầu phối hợp cụ thể khác trong hoạt động quản lý Nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, Quy chế cũng quy định cụ thể trách nhiệm của Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, UBND các cấp trong việc chủ trì, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Quy chế như: chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính hàng năm trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các sở, ban, ngành ở tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức các cuộc họp sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, kết quả thực hiện Quy chế phối hợp nhằm nâng cao, thực hiện có hiệu quả hoạt động phối hợp quản lý Nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
UBND cấp xã chỉ đạo Trưởng công an cấp xã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật việc lập hồ sơ áp dụng các biện pháp về xử lý vi phạm hành chính: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; cử đại diện tham gia phiên họp để xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án nhân dân đối với người cư trú tại địa phương khi Tòa án nhân dân cấp huyện có yêu cầu./.
Diễm Hằng
06/10/2021 09:52:49
06/10/2021 09:51:51
06/10/2021 09:48:09