Từ ngày 05/01/2015 đến hết ngày 05/04/2015, Chính phủ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
07/01/2015 08:56:00
Hruê anei: 0
Hruê mbruê: 0
Hlăm sa hruê kăm: 0
Jih jang: 0
07/01/2015 08:56:00
Thực hiện Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25/12/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 02/01/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 01/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), theo đó, từ ngày 05/01/2015 đến hết ngày 05/04/2015, Chính phủ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Nội dung lấy ý kiến bao gồm toàn bộ Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trong đó tập trung vào 10 vấn đề trọng tâm sau: trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ quyền dân sự; quyền nhân thân; chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức; bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu; hình thức sở hữu; thời điểm xác lập quyền sở hữu và các quyền khác; điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi; lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; về thời hiệu. Ngoài ra, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung lấy ý kiến vào những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Bộ, ngành mình và những vấn đề mà Bộ, ngành mình quan tâm. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp Thường trực HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội; đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên Mặt trận cùng cấp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tập trung lấy ý kiến sâu về những nội dung liên quan trực tiếp đến đặc thù phát triển kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán ở địa phương và những vấn đề mà địa phương quan tâm.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND, HĐND; Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội; các doanh nghiệp; các viện nghiên cứu, học viện, trường đại học; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, luật sư, luật gia và các tầng lớp Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Bộ luật Dân sự thông qua hình thức góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và các hình thức phù hợp khác. Ý kiến của Nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Tư pháp theo địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc qua hộp thư điện tử: boluatdansu@ moj.gov.vn. Sau thời hạn trên, các tổ chức, cá nhân có thể tiếp tục đóng góp ý kiến gửi đến Bộ Tư pháp trước ngày 20/9/2015 để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Kế hoạch cũng phân công trách nhiệm cụ thể cho Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành liên quan và UBND các cấp trong việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trong phạm vi toàn quốc.
Toàn văn Dự thảo được đăng tải trên Báo Nhân dân, Trang thông tin điện tử của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, trên Trang thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
T.L
06/10/2021 09:52:49
06/10/2021 09:51:51
06/10/2021 09:48:09